trong Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1982, Sđd,
Nguyễn Đình Chiểu quý trọng hương giáo Phan Cơng Tịng, khi giặc Pháp tràn vào xâm lược, Phan Cơng Tịng đã cầm đầu nghĩa quân đứng lên đánh nhau với quân Pháp tại Gò Trụi, rồi hy sinh. Nguyễn Đình Chiểu đã có 10 bài điếu, ca ngợi người anh hùng xứ Ba Tri.
Năm 1883, viên chủ tỉnh Bến Tre Michel Ponchon đến tận nhà đề nghị Nguyễn Đình Chiểu sửa chữa truyện thơ
Lục Vân Tiên và ngỏ ý trao trả lại ruộng vườn của ơng ở Gia
Định, Nguyễn Đình Chiểu khước từ và nói: “Đất vua khơng ai trả thì đất riêng của tơi sá gì”. Năm 1886, bà Lê Thị Điền mất. Ngày 24 tháng Năm năm Mậu Tý, tức ngày 03/7/1888, Nguyễn Đình Chiểu mất. Mộ phần và nhà thờ ông hiện ở xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Hai ông bà sinh ra bảy người con, nhưng chỉ nuôi được sáu người, gồm: Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đình Chúc, Nguyễn Thị Xuyến, Nguyễn Thị Khuê, Nguyễn Đình Chiêm, Nguyễn Đình Ngưỡng.
Là một nho sĩ, dưới nền khoa cử của vương triều nhà Nguyễn, như các nhà nho khác, Nguyễn Đình Chiểu có hai con đường: một là, đi thi đỗ đạt, ra làm quan; hai là, sống với nghề làm thầy: nho, y, lý, số, nói cách khác là tiến vi quan, thối vi sư. Nếu tiến vi quan, cũng có hai con đường làm quan: một là, nhập vào đội ngũ quan lại vơ vét, bóc lột; hai là, làm quan thanh liêm, cuối đời lại làm nhà nho nơi thơn dã. Nếu thối vi sư thì làm thầy dạy học, thầy thuốc, thầy địa lý nơi thôn dã, gắn bó cuộc đời với nhân dân, làm người trí thức của nhân dân. Ấy là nói chung với những nhà nho mắt sáng, nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại là một nhà nho sau khi đã đỗ
tú tài ở trường thi Gia Định, ra Kinh đô Huế chuẩn bị tham gia kỳ thi, nghe tin mẹ mất, trở về Gia Định, khóc thương mẹ đến hỏng mắt thì mọi chuyện khơng theo lộ trình thơng thường đó. Nói cách khác, Nguyễn Đình Chiểu khơng là một nhà nho bình thường, khơng thể tiến vi quan, mà phải thối vi sư, và thối vi sư cũng khơng như các nhà nho bình thường. Mắt hỏng, cả cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một nhà trí thức sống với dân, gần dân.
Việc học tập của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu trước khi bị mù lịa có mấy mốc cần lưu tâm: lúc học ở trường làng với một thầy đồ vốn là học trị của Nghè Chiêu, mơn sinh của nhà giáo Võ Trường Toản; tám năm ở Kinh đô Huế học tập với một người thầy là Thái phó của triều đình. Sau khi bị mù lịa, việc đọc sách phải nhờ qua người thân, dù ở Gia Định hay về Cần Giuộc rồi về Ba Tri, Bến Tre, cuộc sống của ơng có những khó khăn nhất định nhưng lại tạo cơ hội cho ông thành một trí thức sống gần với dân. Ơng từng viết về những nghĩa sĩ Lục tỉnh:
Man mác trăm chiều tâm sự, sống những lo trả nợ cho đời; Phơi pha một mảnh hình hài, thác rồi bỏ làm phân cho đất.
Văn tức là người, câu nói của bá tước De Buffon (Georges Louis Leclers) lại đúng với tâm sự của Nguyễn Đình Chiểu. Suy nghĩ của ông về các nghĩa sĩ Lục tỉnh cũng chính là tâm sự của ơng: sống lo trả nợ cho đời, thác lấy hình hài làm phân cho đất, cho nên cả cuộc đời nhà nho mù lòa Nguyễn Đình Chiểu thực hiện đúng như ơng viết về các nghĩa sĩ Lục tỉnh.
Đối mặt với sự trắc trở của số phận, Nguyễn Đình Chiểu tự vượt lên thử thách của cuộc đời. Tự học qua người thân,
nghe người thân đọc, ghi nhớ theo kiểu thuộc lòng từ các tri thức y học đến các tri thức sách Nho giáo, với người bình thường, việc học tập như thế đã là một cố gắng lớn, nhưng với một người mù lịa như Nguyễn Đình Chiểu, đó là một cố gắng phi thường. Từ việc tự học đến thực hành trong cuộc đời, sự phi thường ấy càng lớn hơn nữa. Trí tuệ, tài năng và tâm huyết cả cuộc đời hơn 66 năm của ông dành cho ba công việc: dạy học, chữa bệnh, sáng tác thơ văn.
Trước hết là dạy học. Ba nơi Nguyễn Đình Chiểu mở trường dạy học là quê mẹ, quê vợ và vùng Ba Tri. Nguyễn Đình Chiểu đã dạy học 37 năm. Trong tâm thức người dân vùng Ba Tri, nơi thầy Tú Chiểu dạy học 26 năm, ông là một người thầy mẫu mực. Hồi ức của các thế hệ học trò mà con cháu họ được nghe kể về thầy Tú Chiểu luôn tề chỉnh, mẫu mực ngay từ cách vấn khăn, mặc áo, cách nói năng. Khăn đen, áo vải giản dị, ngay ngắn trước mắt học trò, nhưng quan trọng hơn là bản thân cuộc đời người thầy giáo Nguyễn Đình Chiểu: khơng cam chịu số phận, đối mặt với sự trắc trở của số phận, sống mong có ích cho cuộc đời là một tấm gương, có sức cảm hóa các mơn sinh. Giai thoại vùng Gia Định kể học trị Lê Tăng Qnh, thương cảm tình cảnh của thầy nên đã động viên em gái mình là Lê Thị Điền về làm người nâng khăn sửa túi cho người thầy giáo mù lịa Nguyễn Đình Chiểu. Một người học trị khơng rõ tên tuổi ở vùng Ba Tri đã hiến tặng mảnh đất để làm nơi an táng khi thầy Tú Chiểu qua đời. Nhiều học trò thầy Tú Chiểu tham gia nghĩa binh đánh Pháp, nhiều người hy sinh.
Thứ hai là nghề thầy thuốc. Nguyễn Đình Chiểu đặt việc chữa bệnh vào lẽ hiếu sinh của đất trời, lên án, phê phán
nghiêm khắc những thầy thuốc kém đức, kém tài. Đồng thời, Nguyễn Đình Chiểu còn viết tác phẩm Ngư Tiều y thuật vấn đáp (Ngư Tiều vấn đáp nho y diễn ca), gồm 3.642
câu, trong đó phần lớn là thơ lục bát, có xen 21 bài thơ và một số bài thơ ca, phú... trích từ các sách thuốc đơng y Trung Quốc. Đây là một tác phẩm viết dưới hình thức thơ để dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, “nhằm chấn hưng y học cổ truyền, xây dựng một nghề y chân chính. Tác giả - tức Nguyễn Đình Chiểu đã lên án các việc làm bất chính hại đến tính mạng con người”1.
Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp (1911 - 2006) cho rằng, Ngư Tiều
y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu là tác phẩm khẳng
định y đức học Việt Nam. “Về y đức học, Nguyễn Đình Chiểu khơng ngừng lại ở chỗ săn sóc miễn phí cho người nghèo mà đi xa hơn, quên mọi quyền lợi riêng tư,... Từ chối lễ vật quả là tốt, nhưng y đức học Nguyễn Đình Chiểu bảo khi cần, phải chịu hy sinh thân thể mình”2. Trong số 500 tác phẩm y học cổ truyền Việt Nam bằng chữ Hán Nôm,
Ngư Tiều y thuật vấn đáp của Nguyễn Đình Chiểu có một vị thế xứng đáng, nhất là việc tác giả đã dẫn nhiều sách đông y cả Việt Nam lẫn Trung Quốc trong tác phẩm. Nguyễn Đình Chiểu nhiều lần dẫn bộ sách Y học nhập
mơn, bộ sách của Vương Thúc Hịa, bộ sách của Hải Thượng
Lãn Ông. Sức đọc sách y học của Nguyễn Đình Chiểu _______________