đấu tranh của Nguyễn Đình Chiểu”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu,
tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, Nxb. Khoa học xã hội,
Nguyễn Đình Chiểu sống với mẹ tại Gia Định. Đến tuổi đi học, Nguyễn Đình Chiểu sống ở Kinh đơ Huế, sau đó ơng trở về Gia Định, thi đỗ tú tài. Khi quay trở lại Kinh đô Huế chờ khoa thi, nghe tin mẹ đẻ ở Gia Định qua đời, Nguyễn Đình Chiểu đã bỏ kỳ thi, trở về Gia Định chịu tang mẹ, dọc đường vì khóc thương mẹ, cộng thêm nỗi vất vả suốt quãng đường dài, ông bị ốm nặng rồi bị mù lòa.
Một nhân vật nữa cần quan tâm khi nghiên cứu nhân cách, tư tưởng sáng tác và các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là người vợ của ông, bà Lê Thị Điền. Cha mẹ đã mất, bà ở với người anh. Có lẽ nhà khá giả nên cô Năm Điền được học hành, biết chữ nghĩa. Theo truyền ngôn, năm 19 tuổi, bà Lê Thị Điền lấy ông Tú tài Chiểu, bà người xã Thanh Ba (nay là ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An). Bà là em ơng Lê Tăng Qnh, học trị của Nguyễn Đình Chiểu. Giai thoại về tình duyên của bà và ông Tú tài còn lưu truyền ở vùng Long An: bà đã quá tuổi cập kê nhưng chưa kết duyên với ai, người anh Lê Tăng Quýnh kể chuyện người thầy, bà giả trai đến học và cảm phục nhân cách thầy Tú Chiểu. Hai người kết làm vợ chồng. Năm 1855, ơng bà sinh con gái đầu lịng, bà sống với ông đến năm 1886 mất, sinh được bảy người con, một người con mất sớm, còn sáu. Nguyễn Đình Chiểu đọc sách, dạy học, bốc thuốc cho người bệnh trong hồn cảnh mắt bị hỏng, chỉ có thể nhờ người trong nhà, có lẽ khơng ai khác là người vợ, bà Lê Thị Điền. Sáng tác văn chương, ơng khơng thể tự viết được, vậy chỉ có một cách là đọc cho người thân: một là các học trò, bạn bè; hai là người vợ chép lại, sau này khi các con lớn, biết chữ,
mới có thể cùng làm. Phải thấy rằng, vai trò của bà Lê Thị Điền với Nguyễn Đình Chiểu rất quan trọng trong mọi công việc hằng ngày: giúp ông tiếp khách, hỗ trợ ơng dạy học cho học trị, kê lại một đơn thuốc, bốc thuốc cho người bệnh sau khi chồng bắt mạch, kể việc làng xã, đất nước cho chồng nghe, chép thơ văn ông sáng tác, ngâm vịnh. Michel Ponchon, viên chủ tỉnh Bến Tre khi đến nhà Nguyễn Đình Chiểu ở An Đức, Ba Tri, Bến Tre năm 1883, viết trên tờ
Independent de Saigon: “Cụ Đồ là một ông già cao lớn, đẹp đẽ, gương mặt trầm tĩnh xanh xao, đầy vẻ cao nhã. Lời nói của cụ rất thanh tao, trơi chảy và tôi nghe được rõ ràng, đầy đủ. Về phần tơi thì khác hẳn, cụ khơng nghe đặng tơi vì cụ hồn tồn điếc. Chỉ có đơi ba người quen gần cụ là có thể nói cho cụ nghe hiểu. Sau vài câu chuyện về sức khỏe của cụ, tôi đề cập đến việc quan trọng của tôi, nhưng không hy vọng thành công. Cụ Đồ Chiểu tỏ thật với tơi rằng sức khỏe và trí nhớ của cụ đã giảm nên khó cho cụ nhuận chính bản Lục Vân Tiên. Tôi bèn bàn cùng cụ để cho những người đã quen với cái thính quan của cụ, ngâm thơ Lục Vân Tiên theo một bản in của người Tàu. Rồi cụ chỉ những câu thừa nên bỏ, những câu trật nên sửa và những câu bị bớt nên thêm vào”1. Vậy phải có người giúp! Trong số những người thân tại An Đức, Ba Tri khi ấy, ngồi học trị, con cái trong gia đình, khơng thể khơng nghĩ đến người vợ của Nguyễn Đình Chiểu _______________