xây dựng. Nhân vật Dương Từ và Hà Mậu, từ đạo đã lựa chọn là Phật giáo và Công giáo, đi tìm đạo và thấy:
Trời sanh có một đạo Nho, Ngàn nghề mn nghiệp cũng lị ấy ra
Cứ theo đơm quải ông bà,
Quỷ thần không giận mồ ma không hờn Nay đà tỏ đặng nguồn cơn,
Dạy đời con cháu đội ơn thánh hiền. Từ đây hai họ lời truyền:
Bao nhiêu tà đạo đều nguyền đốt kinh.
Suốt tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu có hơn một trăm lần nhắc đến chữ đạo với nội hàm: đạo nhà:
Dù đui mà giữ đạo nhà, Cịn hơn có mắt ông cha không thờ.
Và dành một dung lượng lớn để bộc bạch tư tưởng của mình với đạo Thiên Chúa, đạo Phật từ đạo Nho của mình. Có thể coi đó là thái độ chống lợi dụng tôn giáo. Theo tác giả Trần Nghĩa: “Trong Dương Từ - Hà Mậu, đạo Thiên Chúa, đạo Phật và đạo Nho khơng nhiều thì ít đều có những mặt sai lầm, thiếu sót. Mà sai lầm, thiếu sót căn bản nhất, theo Nguyễn Đình Chiểu, là chưa bám sát, thậm chí quay lưng lại trước sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Nguyễn Đình Chiểu chủ trương mọi học thuyết, mọi tôn giáo đều phải được xem xét và điều chỉnh lại theo hướng tích cực góp phần vào sự nghiệp chống xâm lăng, bảo vệ đất nước, bảo vệ văn hóa dân tộc. Đó là một nội dung quan trọng mà Dương Từ - Hà Mậu, với tư cách một tác phẩm luận đề, đã gây ấn tượng mạnh ở người đọc.
Bên cạnh chủ đề đấu tranh chống âm mưu lợi dụng tôn giáo, Dương Từ - Hà Mậu cịn nổi lên một chủ đề “có tầm thời đại” khác nữa, đó là vấn đề đấu tranh chống giải pháp cắt đất cầu hòa1. Tấm lòng yêu nước thiết tha, sơi nổi của Nguyễn Đình Chiểu khiến trang văn và nhân vật của ông xác định được thái độ của người dân Việt trước họa xâm lăng, chống giặc Pháp xâm lược là trách nhiệm của mọi người, không phân biệt lương, giáo. Không chống giặc xâm lược, ấy là tà đạo. Chữ đạo nhà mà Nguyễn Đình Chiểu nói ra trong tác phẩm là nghĩa ấy. Nguyễn Đình Chiểu chống đối các tín đồ Phật giáo lạc hậu, phản động, theo ông, trong bối cảnh đất nước, quê hương bị xâm lược mà xuất gia đầu Phật là trốn tránh trách nhiệm giữ nước, chối bỏ sự đóng góp cho xã hội. Với Thiên Chúa giáo cũng vậy, lời bài Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc là một khuyên can, nhắc nhở thẳng
thắn, gay gắt:
Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng vùa hương, xô bàn
độc, thấy lại thêm buồn;
Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt gặm bánh mì nghe càng thêm hổ.
Và chỉ ra thực trạng:
Từ thuở Tây qua cướp đất, xưng tân trào gây nợ oán cừu... Bọn Tam giáo quen theo đường cũ...
(Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh) _______________