Nguyễn Đình Chiểu cũng là tác giả có nhiều đóng góp cho việc đổi mới ngôn ngữ văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 140 - 147)

cho việc đổi mới ngôn ngữ văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX. Ơng chính là cầu nối quan trọng giữa văn chương bác học và văn học dân gian trong giai đoạn bản lề này.

Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu mà ngày nay chúng ta còn lưu giữ được hầu hết đều được ghi lại bằng chữ Nôm, trừ một bài thơ chữ Hán trong số hai bài thơ điếu Phan Thanh Giản. Đây là một hiện tượng khá đặc biệt, hiếm thấy ở những lớp nhà văn, nhà thơ lớp trước. Điều này không phải là ngẫu nhiên, mà có thể nó thể hiện chủ ý, lập trường của ông. Với quan điểm dân tộc cương quyết, ý thức độc lập cao độ ở một người yêu nước mãnh liệt như ơng thì điều đó chắc chắn xuất phát từ ý thức dân tộc, sự đề cao ngôn ngữ của người Việt, lập trường của ông về sáng tạo nghệ thuật.

Với tư cách là ngôn ngữ văn học dân tộc, tiếng Việt, sau khi chữ Nôm xuất hiện, đã đạt được thành tựu vẻ vang đầu tiên bằng Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Từ thế kỷ XV,

qua các thế kỷ tiếp theo, đến nửa đầu thế kỷ XIX, nền văn học viết bằng tiếng Việt ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc, đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du, được sáng tác cách thời điểm Nguyễn Đình Chiểu ra đời chỉ vài chục năm.

Các nhà thơ lớp trước Nguyễn Đình Chiểu, bên cạnh những tác phẩm bằng tiếng Việt thường có những sáng tác bằng chữ Hán. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã nhất quán kiên định sử dụng tiếng Việt. Đây không chỉ là một sự phủ định hiện tượng song tồn hai ngôn ngữ văn học (tiếng Hán và tiếng Việt) trong sáng tác văn chương ở Việt Nam, mà còn khẳng định địa vị ưu thắng của tiếng Việt đối với tiếng Hán, mở đường cho một giai đoạn phát triển mới của ngôn ngữ văn học dân tộc. Trong trào lưu dân chủ hóa văn chương, Nguyễn Đình Chiểu chính là người tiếp tục bước tiến của Hồ Xuân Hương, đưa văn chương bác học xích gần hơn với đời sống của quần chúng nhân dân, với văn học dân gian.

Các tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam trước thế kỷ XIX thường có ngơn ngữ rất trong sáng, óng ả, được tinh luyện, trau chuốt cơng phu, nhưng có phần xa cách, cao siêu, đậm chất bác học, ước lệ, tượng trưng, khá cách ngỡ với ngôn ngữ sinh động, dễ hiểu, tươi mới của đời sống nhân dân.

Bước sang thời Nguyễn đầu thế kỷ XIX, từ văn chương bác học của Hà Tôn Quyền, Lý Văn Phức, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ... đến những người đồng thời với Nguyễn Đình Chiểu như

Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thơng vẫn mang nặng tính chất sách vở, xa vời bầu khơng khí dân gian. Nguyễn Đình Chiểu vì vậy đã trở thành chiếc cầu nối cần thiết và đúng lúc giữa văn chương bác học với văn học dân gian. Ơng góp phần thể hiện những vấn đề nhân sinh của quần chúng bằng chính suy nghĩ, nhu cầu, cảm xúc, tiếng nói của họ, đem lại một luồng sinh khí mới cho văn học dân tộc.

Với chủ đích như vậy, ơng đã cố gắng làm cho ngơn ngữ của tác phẩm văn học gần gũi hơn với ngôn ngữ phong phú và tươi mới trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng. Ta có thể bắt gặp ở đây những từ ngữ cửa miệng, những phương ngôn, thành ngữ, tục ngữ, những cách nói quen thuộc trong giao tiếp thường ngày của người dân Nam Bộ nói chung, một số địa phương nói riêng, nhất là tỉnh Bến Tre. Theo một kết quả thống kê, trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có mặt khoảng 400 từ phương ngữ Nam Bộ1. Ngồi lớp từ ngữ phương ngơn Nam Bộ, trong tác phẩm của ơng cịn có một số từ ngữ phương ngôn thuộc các địa phương khác. Nhiều thành ngữ dân gian đặc sắc được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng, như: “sao dời vật đổi”, “màn trời chiếu đất”, “phận bạc như vơi”, “sớm cịn tối mất”, “tiền mất tật còn”, v.v., hoặc các câu tục ngữ như: “sống sao thác vậy”, “trọng nghĩa khinh tài”, “vạch lá tìm sâu”, “nước có nguồn cây có cội”, “chùa rách Phật vàng”, _______________

1. Xem Hồ Lê: “Phép điệp và đối với ngịi bút của Nguyễn Đình Chiểu”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1982, Sđd. in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1982, Sđd.

“đèn chẳng khêu sao rạng, chuông chẳng đánh sao kêu”,... được đưa vào thi ca của ơng một cách nhuần nhuyễn.

Có thể nói, nếu cái đẹp của ngơn từ trong Cung ốn ngâm

khúc, Truyện Kiều... là cái đẹp của thứ cây kiểng được chăm

chút, tỉa tót, vun xới trong vườn thượng uyển, thì cái đẹp trong ngơn từ tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có vẻ đẹp hồn nhiên, thuần hậu, tươi rói của hoa cỏ đồng nội.

Trên phương diện từ vựng, đương nhiên trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu vẫn sử dụng song song hai lớp từ: Hán Việt và thuần Việt. Là một người được đào tạo theo khoa cử Nho học, Nguyễn Đình Chiểu khơng thể khơng bị hấp dẫn bởi cách nói trang trọng và đài các của lớp từ Hán Việt. Mặt khác, dùng từ Hán Việt và điển cố Trung Quốc trong sáng tác văn học ở các giai đoạn trước được coi là một yêu cầu thẩm mỹ và quy chuẩn văn chương. Tuy nhiên, do gắn bó với các tầng lớp nhân dân, nhận ra và trân quý những giá trị tinh túy trong kho tàng ngữ văn dân gian của dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã cố gắng vượt thốt khỏi cái bóng đè nặng của văn chương bằng chữ Hán để đề cao, khuyến khích, củng cố văn học bằng tiếng mẹ đẻ.

Nếu đem so sánh các truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu với các sáng tác thời kỳ trước, lượng từ Hán Việt trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu ít hơn rất nhiều. Chẳng hạn, trong 100 câu thơ đầu của Truyện Kiều có đến 82 từ Hán

Việt, thì cũng với số câu như vậy, ở Lục Vân Tiên chỉ có 54 từ. Ơng đã có những cố gắng trong việc hạn chế dùng tiếng Hán, bằng cách dịch sát từng chữ ra tiếng Việt. Việc dịch từ gốc Hán ra tiếng Việt thực ra đã có từ thời Nguyễn Trãi,

Nguyễn Du, nhưng điều tạo nên nét riêng ở Nguyễn Đình Chiểu là tính nơm na và sự đa dạng của những từ được Việt hóa. Chẳng hạn, để dịch từ “thiên cơ”, ông đã dùng các từ: máy, máy tạo, máy trời. Một số diễn đạt được ông Việt hóa rất nhuần nhuyễn, đã nhập vào tiếng Việt một cách tự nhiên, làm giàu thêm cho tiếng nói dân tộc như: chín trùng, chăn dân, sâu dân mọt nước, dân gầy nước ốm, vóc dê da cọp, thờ trên ni dưới, vịng danh xiềng lợi, ngồi giếng xem trời, hình hươu lốt chó,... Cùng với đó, một loạt từ ngữ dân gian Nam Bộ được đưa vào tác phẩm của ơng, góp phần làm phong phú thêm kho tàng ngôn ngữ văn học của dân tộc, gia tăng giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền như: cầm lịng, cầm dằn, cân phân, trau trổ, xoi bồi, biêu, day, dằn, dè, dong, giồi, hãn, lướt dặm, nhắm chừng, nhắm kiểng, nhuần, phơ, phen, nhóm, phăn, thưa việc, trở việc, buông lung, èo uột, ê hề, rọt đồng hồ, v.v..

Trong sáng tác của ông cũng rất giàu các thành ngữ được rút ra từ lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ, được cơng chúng tán thưởng như: Tứ tung linh tàng, bảng lảng bơ lơ, bá vơ bá vất, đong lưng cân thiếu, ở thấp chồm cao, đòi cuộc đòi đàn, tre còn măng mất, tham đó bỏ đăng, chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn...; những thành ngữ, đoản ngữ, ví von dân gian rất độc đáo như: Đau như dần, nổi như cồn, lộn nhàu như tương, kiểng xinh như vẽ, người tươi như dồi, mặt như sề thịt trâu, hai hàng châu lụy như bình nước nghiêng, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, phát quà mẹ cheo, liến hơn cha khỉ... Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp thu các câu ca dao đưa vào sáng tác của mình. Chẳng hạn, câu ca dao quen thuộc:

Xin đừng tham đó bỏ đăng, Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn.

được Nguyễn Đình Chiểu chuyển thành hai câu thơ 410, 411 của truyện thơ Lục Vân Tiên rất nhuần nhuyễn. Hoặc hai

câu thơ 1301, 1302 của truyện thơ Lục Vân Tiên mà Lục ơng nói với Kiều Nguyệt Nga:

Người đời như bóng phù du, Sớm cịn, tối mất cơng phu lỡ làng.

chính là hai câu ca dao. Có những câu ca dao được sử dụng có biến đổi để phù hợp với chi tiết của truyện, như câu:

Chính chuyên chết cũng ra ma, Lẳng lơ chết cũng đem ra ngoài đồng.

được chuyển thành câu thơ 1605, 1606:

Ai ai cũng ở trong trời,

Chính chuyên, trắc nết chết thời cũng ma.

Không thể phủ nhận thái độ hâm mộ và sự phổ cập rộng rãi các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đến đơng đảo người dân miền Nam, nhất là truyện thơ Lục Vân Tiên. Tác phẩm đã sống một sức sống mãnh liệt trong nền văn hóa dân gian, đi vào dân ca Bình Trị Thiên, dân ca Nam Trung Bộ, hị chèo ghe Rạch Giá, hát đối Cần Thơ, hò mái dài Long An, hò cấy ở Gị Cơng, Đồng Tháp, Cà Mau... Hầu như bất kỳ người nông dân Nam Bộ nào cũng thuộc và có thể kể truyện Lục Vân Tiên. Nhiều thế hệ người Việt đã được các mẹ, các bà hát ru về Vân Tiên - Nguyệt Nga. Để giải thích về sự say mê và ưa thích đó đối với tác phẩm, ngồi việc nó phản ánh chính xác tinh thần hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, ghét kẻ gian ác

của người dân Nam Bộ, thì có lẽ sức hấp dẫn của nó cịn ẩn chứa ở sự trong sáng, bình dị, gần gũi của ngơn từ, tính dân tộc và đại chúng trong các hình tượng nghệ thuật.

Cũng có những ý kiến chê văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cịn “nơm na”, bình dân, lời văn chưa được chải chuốt lắm. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng, có lẽ đó là chủ ý của ông, ông cố ý viết một lối văn dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc để có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian. Mặt khác, Nguyễn Đình Chiểu bị mù lịa, nên ơng chỉ có thể đọc cho người khác viết, và như vậy, công việc biên tập, chỉnh sửa, chau chuốt khơng phải dễ dàng gì. Dẫu có đơi chỗ sơ sót về văn chương, nhưng điều đó khó có thể làm giảm sút giá trị nội dung phong phú của tác phẩm.

Đặt trong bối cảnh triều Nguyễn (1802 - 1945) không chú trọng phát triển chữ Nôm như triều Tây Sơn (1778 - 1802) thì cố gắng của Nguyễn Đình Chiểu là một hành động dũng cảm đáng ngợi ca. Ông đã can đảm bước chân lên con đường lớn để đi về phía hiện đại, mặc dù ở mặt này, mặt kia, ông cịn có hạn chế do những quy định của điều kiện lịch sử.

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu chính là một cột mốc quan trọng báo hiệu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển tiếng Việt văn học. Tiếng Hán sẽ từng bước mất dần cái địa vị thượng phong vốn có của nó, tiếng Việt từng bước phát huy sự ưu thắng của mình rồi sau đó, nhờ sự hỗ trợ của q trình Latinh hóa để biểu đạt qua vỏ bọc chữ quốc ngữ, sẽ trở thành ngôn ngữ văn học duy nhất của quốc gia Việt Nam từ sau năm 1945.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 140 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)