Nguyễn Đình Chiểu cũng có những đóng góp quan trọng vào sự vận động của tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam nửa

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 122 - 126)

trọng vào sự vận động của tư tưởng Nho giáo ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Trước đó, trong thế kỷ XVIII, đạo Nho đã

đến lúc suy tàn trên toàn quốc, nhưng đến thế kỷ XIX, nó lại được cổ vũ, phục hưng khi Nguyễn Phúc Ánh thắng thế vương triều Tây Sơn lập nên vương triều Nguyễn (1802 -1945). Để củng cố vương quyền, vua Gia Long nói riêng và vương triều Nguyễn nói chung đã nỗ lực phục hưng Nho giáo, cả hoàng tộc hướng vào đạo đức Nho giáo để phục vụ cho nền thống trị quân chủ chuyên chế. Tư tưởng “tôn quân” của đạo Nho là một trong những biện pháp quan trọng nhằm chống lại sự ly tâm, bảo đảm sự tập trung quyền lực của triều đình. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, nhất là Tự Đức đều là những ông vua hay chữ, sử dụng văn chương để tuyên truyền, giáo huấn đạo đức Nho giáo.

Là người được gia đình cho theo địi “cửa Khổng sân Trình”, mười năm đèn sách (“thập niên đăng hỏa”) đi thi, gắn bó cả với Kinh đô Huế lẫn Gia Định từ tuổi ấu thơ và thời đi học, Nguyễn Đình Chiểu đã chứng kiến sự phục hưng Nho giáo của vương triều Nguyễn và bản thân hấp thụ nền học vấn Nho giáo, đương nhiên ông thấm nhuần sâu sắc những nội dung nền tảng của Nho giáo.

Nhìn bao quát, ở Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng tơn qn giai đoạn sáng tác sớm là khá đậm. Theo ông, con người ta phải có vua để tơn thờ: “Sống thờ vua thác cũng thờ vua”. Mọi thứ đều là của vua sở hữu: “Tấc đất ngọn rau ơn chúa”,... Tuy nhiên, tôn quân ở ông không phải là bằng mọi giá, là vô điều kiện. Trung quân theo ông luôn phải gắn với ái quốc, với thương dân.

Chính vì thế, khi đất nước bị xâm lăng, triều đình nhu nhược, đớn hèn, ký hòa ước dâng sáu tỉnh Nam Bộ cho Pháp,

thì tư tưởng tơn qn của ơng đã hồn tồn thay đổi. Trong tình cảnh “Bến Nghé của tiền tan bọt nước/Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”, quân giặc mang “tàu thiếc, tàu đồng” đến giày xéo đất nước, những bạn bè thân thiết của ông như Trương Định, Phan Tòng, Đốc binh Là lần lượt hy sinh..., ông đã không e ngại bộc lộ ra mặt sự coi thường và căm ghét những quan quân triều đình đầu hàng giặc, thậm chí cả các vị vua đầu triều. Những kẻ đầu hàng giặc, cam tâm theo giặc, theo ơng chính là “lũ vơ qn” và bị ơng gạt ra khỏi hàng ngũ những người yêu nước chân chính: “Cõi phàm hổ ngó lũ vơ qn...”. Những kẻ thống trị u mê, bạo ngược làm cho dân đau khổ là đối tượng căm thù của ông.

Tư tưởng soi sáng quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tư tưởng vì nước, vì dân, chứ khơng chủ yếu vì vua. Tư tưởng tơn qn với ông chỉ là phương tiện, không phải là cứu cánh. Trung hiếu là đạo quân thần, nhưng trung hiếu trước hết phải lấy dân, lấy nước làm gốc. Quan hệ vua tơi, quan hệ gia đình chưa phải là hàng đầu. Hàng đầu là quan hệ dân nước, quan hệ xã hội. Thơ Nguyễn Đình Chiểu ln nói nhiều đến “ơn đất nước”, “nghĩa giúp đời”. Chính tư tưởng này xuyên suốt cả quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu và tạo ra giá trị cho các tác phẩm của nhà thơ.

Mặc dù trong suốt quá trình sáng tác, Nguyễn Đình Chiểu vẫn chưa thốt ra khỏi tư tưởng tôn quân, nhưng đến giai đoạn này, lý tưởng tơn qn của ơng lâm vào tình trạng khủng hoảng, những quan niệm về “trung, hiếu, tiết, nghĩa” đã mang màu sắc mới. Ơng khơng q đề cao chữ “trung”, mà chủ yếu là chữ “hiếu”, chữ “tiết”, chữ “nghĩa”.

So với những sáng tác thời kỳ trước, nếu Nhị độ mai lấy

việc đấu tranh cho một đạo “trung” chân chính là cảm hứng chủ đạo, thì trong Lục Vân Tiên, trong cuộc đấu tranh giữa chữ “trung” và chữ “tiết”, Nguyễn Đình Chiểu khơng tuyệt đối tuân thủ chữ “trung” mà tìm cách xử lý một cách trung hịa. Ơng khơng để Kiều Nguyệt Nga vì “trung” mà phải hy sinh “tiết”, “nghĩa” và tìm cho nàng một lối thoát:

Sao cho một thác thời xong Lấy mình báo chúa, lấy lịng sự phu.

Dù rằng ông luôn tâm niệm và khuyên răn người đời tuân thủ các nền tảng của “tam cương, ngũ thường”:

Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

và ơng cũng xây dựng một hệ thống các nhân vật thể hiện rực rỡ cái đạo đức trung hiếu, tiết hạnh ấy của một xã hội phong kiến lý tưởng xa xưa, song chính ơng cũng là người góp phần Việt hóa, bình dân hóa nền đạo đức Nho giáo đó phù hợp với “thổ nhưỡng” Nam Bộ và sự biến động của thời cuộc.

Khi thâm nhập vào Đại Việt, những quan niệm nền tảng của Nho giáo Trung Hoa đã có “độ khúc xạ” nhất định (Phan Ngọc), nhưng khi vào đến đất Nam Bộ, chúng càng có nhiều chuyển biến hơn. Nhận xét của tác giả Cao Tự Thanh, “Sau hàng trăm năm phát triển theo tiến trình lịch sử ở địa phương, đến giữa thế kỷ XIX, Nho giáo đã bám rễ sâu hơn vào đời sống văn hóa - xã hội và trở nên quen thuộc đối với sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân Gia Định. Nhiều chuẩn mực xã hội Nho giáo về đạo đức, nghi lễ, ứng xử, lối sống... đã hội nhập vào với đời sống tinh thần của quần chúng, góp phần

đáng kể vào việc củng cố tổ chức xã hội và xác lập diện mạo văn hóa của cộng đồng Việt Nam tại địa phương. Nhưng trong quá trình đạt tới kết quả ấy, Nho giáo Gia Định cũng tiếp nhận ảnh hưởng của đời sống trên các lĩnh vực và với những mức độ tương ứng”1 là một nhận xét đúng với Nho giáo ở Gia Định, Nam Bộ, nơi Nguyễn Đình Chiểu sinh sống.

Khái niệm nhân, nghĩa của Nho giáo được khoác thêm một màu sắc mới khi cộng hưởng với khí chất “trọng nghĩa khinh tài” của con người Nam Bộ. Đó là những trang anh hùng quên mình vì nghĩa như Hớn Minh, Lục Vân Tiên; những phụ nữ chung thủy, kiên trinh như nàng Nguyệt Nga; những tình bạn thắm thiết như Tử Trực; những mối tình thầy trị gắn bó keo sơn như chú Tiểu đồng. Những ơng Quán, ông Ngư, Lão bà, ông Tiều, các ẩn sĩ vô danh đều là người nhân nghĩa, coi thường danh lợi, sống ung dung tự tại luôn cứu giúp người tài đức gặp cơn nguy hiểm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)