qua việc tìm hiểu Nguyễn Chi thế phổ và Nguyễn Đình tộc phổ”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.33.
Gia Lâm, huyện Đông Anh của thành phố Hà Nội, huyện Văn Lâm của tỉnh Hưng Yên, cả tỉnh Bắc Ninh, một phần tỉnh Bắc Giang. Còn Hồng Ninh là niên hiệu cuối cùng của Mạc Mậu Hợp (1591 - 1592). Theo Nguyễn Đình tộc phổ, họ
Nguyễn làng Bồ Điền có hai chi Nguyễn Chánh và Nguyễn Đình, cùng chung một thủy tổ là Nguyễn Thế Lại. Đến đời Nguyễn Đình Thế, họ Nguyễn mới chia hai chi: Nguyễn Chánh Nghĩa (anh) và Nguyễn Đình Thế (em). Nguyễn Đình Thế trở thành cao cao cao tổ khảo của họ Nguyễn Đình. Đời thứ tư là cụ Nguyễn Đình Hiên, đời thứ năm là cụ Nguyễn Đình Thung, đời thứ sáu là cụ Nguyễn Đình Vân, đời thứ bảy là cụ Nguyễn Đình Ánh, đời thứ tám là cụ Nguyễn Đình Huy và Nguyễn Đình Chiểu là đời thứ chín.
Như thế, làng Bồ Điền nói hẹp hay Kinh đơ Huế nói rộng là vùng đất mà Nguyễn Đình Chiểu gắn bó từ năm 11 tuổi đến khi trở về Gia Định để tham dự kỳ thi Hương và từ khi trở lại để dự kỳ thi tại Kinh đô Huế. Ở Kinh đô Huế, khoảng cuối thế kỷ XVIII, là thời kỳ trình diễn rầm rộ những vở tuồng kinh điển của nghệ thuật tuồng cung đình nhà Nguyễn như Sơn hậu, Tam nữ đồ vương, Lý Thiên Lng... Tuồng
(cịn gọi là tuồng hát bội) được các vua Nguyễn say mê, khuyến khích, ủng hộ vì ngồi câu chuyện thưởng thức nghệ thuật, trước hết vì họ nhận thấy bộ mơn nghệ thuật trình diễn này đóng vai trị củng cố đạo trung hiếu, đề cao các gương trung quân, có lợi cho sự tập trung quyền lực của vương triều. Năm 1805, vua Gia Long lập Thanh Phong đường, một dạng sân khấu nhà hát; năm 1817, lập Thanh Bình thự đào tạo nghệ nhân. Vua Minh Mạng cho xây dựng
Duyệt Thị đường, một nhà hát tuồng quy mô lớn. Năm 1843, vua Thiệu Trị lập Tinh Quan viện biểu diễn phục vụ hoàng gia. Vua Tự Đức xây Minh Khiêm đường ngay trong khn viên lăng của mình để biểu diễn nghệ thuật. Lễ sinh nhật thứ 50 của vua Minh Mạng được chúc mừng bằng diễn tuồng (hát bội). Thời vua Tự Đức là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật sân khấu hát bội cung đình. Nhà Nguyễn phục hưng Nho giáo, sáng tác của hoàng tộc lại càng hướng vào đạo đức Nho giáo để phục vụ cho nền thống trị quân chủ chuyên chế. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, nhất là Tự Đức đều là những ông vua hay chữ, sử dụng văn chương để tuyên truyền, giáo huấn đạo đức theo tư tưởng Nho giáo.
Tất cả những yếu tố lịch sử - văn hóa ấy của quê nội làng Bồ Điền nói hẹp, Thừa Thiên Huế nói rộng, ắt tác động đến Nguyễn Đình Chiểu cả về học vấn, tư tưởng và nhân cách.
Thân sinh Nguyễn Đình Chiểu là Nguyễn Đình Huy. Cụ sinh ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Tý (09/02/1793), năm mất không rõ, hiệu là Dương Minh Phủ, giữ chức Thư lại tại Văn hàn ty Tả quân dinh Lê Văn Duyệt. Ở Bồ Điền, Nguyễn Đình Huy lập gia đình với bà Phan Thị Hữu, sinh hạ một con trai và hai con gái. Năm 1820, vua Minh Mạng cử Tả quân Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng trấn Gia Định, Nguyễn Đình Huy theo vào làm Thư lại ở Văn hàn ty của Lê Văn Duyệt. Vào Gia Định một thời gian, ông tiếp tục kết duyên cùng bà Trương Thị Thiệt, sinh được bốn con trai, ba con gái (sau không nuôi được một người). Nguyễn Đình Chiểu là con trai đầu.
Quê ngoại của Nguyễn Đình Chiểu tại thơn Tân Thới, tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An
(nay là phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh). Sau năm 1802, Gia Định thành cũng như trấn Phiên An, đã hơn 10 năm không chịu tác động của chiến tranh như các vùng khác của nước ta. Thập niên 20 của thế kỷ XIX, triều Nguyễn (1802 - 1945) mới cai quản một đất nước thống nhất. Kinh đô đặt tại Kinh thành Huế nên sự cai trị trực tiếp tại Gia Định là Tổng trấn Lê Văn Duyệt từ năm 1820. Theo miêu tả của Trịnh Hồi Đức trong Gia Định thành thơng chí thì thành Gia Định “thành bát quái hình như hoa sen mở ra 8 cửa, có 8 con đường ngang dọc, từ đông đến tây là 131 trượng 2 thước, từ nam đến bắc cũng thế, bề cao 13 thước, dưới chân dày 7 trượng 5 thước...”1. Đây là ngôi thành được xây dựng từ năm 1789 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Ánh, sau cuộc binh biến của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng cho phá đi, xây lại. Năm 1812, Finlayson, một thương nhân người Anh ghé thăm thành Gia Định đã ghi chép: “... thành phố này làm cho du khách phải ngạc nhiên: chúng tôi không ngờ ở miền xa xơi này lại có một thị tứ to và rộng như vậy... Khi chúng tôi xuống bến, đi hàng mấy hải lý mà chưa hết nhà cửa... Đường sá rất rộng... Cách đặt phố xá ở đây còn phong quang, thứ tự hơn nhiều kinh đơ Âu châu... Những cửa hiệu ở Sài Gịn có đủ mặt hàng”2. Trong Gia Định thành thơng chí,
Trịnh Hồi Đức cũng ghi về chợ Sài Gịn: “phố xá liên tiếp _______________
1. Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thơng chí, Bản dịch của Nguyễn Tạo, Nha văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gịn, 1972, Tạo, Nha văn hóa, Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa, Sài Gịn, 1972, tập hạ, tr.74.
2. Dẫn theo Lê Đình Chân: Cuộc đời oanh liệt của Tả qn Lê Văn Duyệt, Phổ thơng, Sài Gịn, 1956, tr.60. Phổ thơng, Sài Gịn, 1956, tr.60.
mái sát nhau, người Tàu và người ta ở chung lộn dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong các phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu, sách vở, thuốc thang, trà bột, v.v.. Những hóa vật ở Nam Bắc theo đường sông, đường biển chở đến không thiếu món nào... Gặp ngày Tết đêm trăng, tam nguyên, sóc, vọng thì treo đèn đặt án tranh đua kỹ xảo trông như là cây lửa, cầu sao, thành gấm vóc như hội quỳnh dao, kèn trống huyên náo, nam nữ dập dìu, ấy là một thị phố lớn và đô hội náo nhiệt”1(*). Cuộc sống ở thành Gia Định được ghi lại trong văn chương mà bài phú Cổ Gia Định phong cảnh vịnh của Trương Vĩnh Ký (1882) là một chứng tích ghi nhận sự phồn vinh của thành Gia Định thuở ấy:
Phủ Gia Định, phủ Gia Định, nhà đủ, người no chốn chốn Xứ Sài Gòn, xứ Sài Gòn ở ăn vui thú nơi nơi...
Đông đảo thay làng Mỹ Hội
Sum nghiêm bấy làng Tân Khai
Mái cuốn đôi lân, phố phường khách nhà ngang dãy dọc Hiên sè cánh én, nhà quan dân hàng vắn hàng dài
_______________