Dẫn theo Khuông Việt, Nam Kỳ tuần báo số đặc biệt, ra ngày

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 84 - 87)

26/6/1943, in lại trong Sưu tập những bài báo về Nguyễn Đình Chiểu,

là bà Lê Thị Điền. Hơn 30 năm bà gắn bó với Nguyễn Đình Chiểu, bà là người truyền tải thông tin, người ghi chép sáng tác, người đỡ đần mọi việc cho người chồng mù lịa, nên có thể nói, trong những người thân, bà Lê Thị Điền là người rất quan trọng tác động đến tư tưởng sáng tác và tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu.

Đồng thời cũng phải thấy tác động của người Nam Bộ với Nguyễn Đình Chiểu, trước hết là người Gia Định. Theo ghi chép của Trịnh Hoài Đức: “Đất thuộc Dương châu, gần mặt trời, thiên khí phấn phát, trung chánh, văn minh, nên con người hay chuộng tiết nghĩa... Gia Định ở về địa vị Dương minh (phương Nam), nhiều người trung dũng khí tiết, trọng nghĩa khinh tài, dù hàng phụ nữ cũng thế, có nhiều giai nhân mỹ nữ, mà trong hạng người giàu sang, trường thọ khơn khéo cũng có xuất hiện tên tuổi của giới phụ nữ”1. Bởi vậy, quê ngoại, quê vợ của Nguyễn Đình Chiểu cũng như vùng Ba Tri, nơi Nguyễn Đình Chiểu gắn bó 26 năm cuối đời, có tác động nhiều đến nhân cách cũng như tư tưởng và sáng tác của ông. Những năm cuối đời ở Ba Tri, Bến Tre, Nguyễn Đình Chiểu làm thầy giáo, thầy thuốc nên gắn bó với người dân. Trong tâm thức người dân Bến Tre nói riêng, Nam Bộ nói chung, Nguyễn Đình Chiểu có một vị thế đặc biệt: “Các cụ bô lão ở vùng Ba Tri kể lại rằng khi cụ Nguyễn Đình Chiểu chết..., ngồi những người thân và mơn đệ của thầy cịn có những thân chủ của những bệnh nhân được thầy _______________

1. Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thơng chí, Bản dịch của Nguyễn Tạo,

cứu sống đến trước bàn thờ chịu tang coi như những người ruột rà máu mủ của mình vậy... ngày ấy, cánh đồng An Bình Đơng, nơi ơng n nghỉ cuối cùng, trắng xóa khăn tang của các cháu con cụ Đồ, của những môn đệ, của những thân chủ xa gần thọ ơn cụ, của đông đảo quần chúng mến mộ tài và đức của cụ”1.

Tựu trung, quê hương và gia đình của Nguyễn Đình Chiểu, với những điểm chung gắn với bối cảnh, tình hình đất nước ở thế kỷ XIX và những đặc điểm riêng có, đã tác động đến học vấn, tư tưởng và nhân cách của cụ.

_______________

1. Đoàn Tứ: “Dõi theo vết chân cụ Đồ trên vùng đất Ba Tri”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.37, 39. sách Nguyễn Đình Chiểu, Sđd, tr.37, 39.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)