Xem thêm: Sáng tạo văn hóa nghệ thuật với Nguyễn Đình Chiểu,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 175 - 181)

2. Nguyễn Đình Chiểu đã đi xa thế giới này 134 năm. Những năm qua, có thể cịn những tranh luận về bài thơ này hay văn bản tác phẩm kia của ơng, nhưng tất cả đều nhất trí Nguyễn Đình Chiểu là một danh nhân văn hóa tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ XIX. Ngày 23/11/2021, Đại hội đồng UNESCO đã thông qua Nghị quyết số 41C/15 kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

Nhìn lại việc bảo tồn, phát huy các giá trị của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, chúng tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, trên khu đất mà người học trị hiến tặng cho

ơng tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, dòng họ, cộng đồng địa phương, các thể chế xã hội đã xây dựng mộ và nhà lưu niệm tương đối khang trang. Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cơng nhận Khu mộ và nhà lưu niệm là di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã cơng nhận Khu mộ và nhà lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu là di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây trở thành một điểm hẹn văn hóa trong hành trình du lịch Bến Tre nói riêng, Nam Bộ và cả nước nói chung.

Thứ hai, dù khác nhau về mục đích song chính quyền thời kỳ nào cũng đều coi trọng việc tổ chức các lễ kỷ niệm Nguyễn Đình Chiểu. Năm 1943, chính quyền Pháp ở Nam Bộ đã tổ chức kỷ niệm 55 ngày mất của ơng; năm 1971, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tại Sài Gòn tổ chức kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông. Năm 1963, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày mất của ông; năm 1972 kỷ niệm 150 năm ngày sinh của ông. Sau năm 1975,

đất nước thống nhất. Năm 1982, tỉnh Bến Tre thay mặt cả nước kỷ niệm lần thứ 160 ngày sinh của ông. Từ năm 1992, tỉnh Bến Tre đã tổ chức Ngày hội văn hóa Bến Tre nhân ngày sinh, ngày mất của ông vào những ngày đầu tháng 7 hằng năm.

Thứ ba, các nhà xuất bản trong nước, nước ngồi ngay

khi Nguyễn Đình Chiểu cịn sống đã xuất bản tác phẩm của ông cũng như những cơng trình nghiên cứu, cả chuyên luận và tiểu luận, về con người và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Chỉ tính riêng truyện thơ Lục Vân Tiên đã có hơn 70 lần được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Nga, tiếng Hàn. Đã có hàng chục tác giả cơng bố các chuyên luận về Nguyễn Đình Chiểu từ năm 1938 đến nay như Phan Văn Hùm, Nguyễn Bá Thế, Thái Bạch, Trần Văn Giàu, Lê Trí Viễn, Nguyễn Chí Bền, Nguyễn Phong Nam, Nguyễn Phước Hồng, v.v.. Đã có hàng trăm tác giả công bố các tiểu luận về Nguyễn Đình Chiểu bằng tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nga mà một số nhà xuất bản đã tuyển lựa thành các tập tiểu luận xuất bản trong những năm qua.

Thứ tư, năm 1982, Hội nghị khoa học quốc gia về

Nguyễn Đình Chiểu nhân 160 năm ngày sinh của ông đã được tổ chức tại Bến Tre bởi Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, thừa ủy quyền của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam. Cuối tháng 6/2022, Hội thảo khoa học quốc tế về Nguyễn Đình Chiểu sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan hữu trách tổ chức.

Thứ năm, truyện thơ Lục Vân Tiên và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông đã được đưa vào giảng dạy tại nhà trường phổ thơng, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã được đưa vào Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam ở các đại học sư phạm, đại học khoa học xã hội và nhân văn. Nhiều sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh đã làm khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án về con người và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu.

Thứ sáu, trong cộng đồng, việc chuyển hóa tác phẩm của

Nguyễn Đình Chiểu thành một loại hình dân ca: nói thơ Vân Tiên có sức sống, lan tỏa khắp địa bàn Nam Bộ, nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu trở thành nhân vật trong lời của các bài ca dao, các giai thoại lưu hành hơn trăm năm qua.

Như vậy, sắp tới, công việc bảo tồn và phát huy giá trị của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu đặt ra những vấn đề gì?

Trước hết, cần đặt công tác này vào bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, đưa danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu từ xứ dừa bước ra thế giới, là danh nhân mà các nước thành viên của UNESCO cùng kỷ niệm 200 năm ngày sinh. Công việc bảo tồn, phát huy giá trị của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu cần giải quyết một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp cận tổng thể di sản văn hóa của Nguyễn

Đình Chiểu cả phần vật thể lẫn phần phi vật thể: Khu mộ và nhà lưu niệm, cũng như tác phẩm, nghiên cứu về tác phẩm phải được bảo tồn theo quan điểm và nguyên tắc của UNESCO. Di sản vật thể của Nguyễn Đình Chiểu, về

Nguyễn Đình Chiểu đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt, nên cần tuân thủ Luật di sản văn hóa, các nghị định, thơng tư liên quan. Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cần được sưu tầm, bảo quản tại khu lưu niệm hiện tại. Khơng thể khơng nghĩ đến Bảo tàng Nguyễn Đình Chiểu tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, một phòng Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu tại Bảo tàng tỉnh Bến Tre trong tương lai. Các chuyên luận, tiểu luận nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu cần được tập hợp, lưu trữ tại đây.

Thứ hai, tiếp tục triển khai việc nghiên cứu về Nguyễn

Đình Chiểu, chẳng hạn gia phả ở quê nội, gia phả tại Bến Tre, con cháu, học trị của ơng, hay các bài thơ, bài báo của Nguyễn Thị Khuê (tức nữ sĩ Sương Nguyệt Anh) tổng biên tập/chủ bút đầu tiên của tờ báo đầu tiên của phụ nữ Việt Nam, hoặc các vở tuồng của Nguyễn Đình Chiêm v.v. để bảo tồn và phát huy.

Thứ ba, ứng dụng thành tựu của cơng nghệ thơng tin, số

hóa di sản văn hóa của Nguyễn Đình Chiểu, về Nguyễn Đình Chiểu thành một ngân hàng dữ liệu số Nguyễn Đình Chiểu, con người và sự nghiệp, xây dựng phần mềm quản lý ngân hàng dữ liệu số này, nối kết với di sản của các danh nhân văn hóa, trước hết là những danh nhân văn hóa của Việt Nam mà UNESCO đã vinh danh: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Chu Văn An và Hồ Xuân Hương.

Thứ tư, tăng cường cơng tác quảng bá giá trị danh nhân

văn hóa Nguyễn Đình Chiểu ra nước ngồi, nghiên cứu dịch thuật các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, về Nguyễn Đình Chiểu để bạn đọc nước ngoài hiểu biết về danh nhân Nguyễn Đình Chiểu.

Thứ năm, nâng cao và đổi mới hoạt động của cộng đồng đối với danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, làm cho nhân cách văn hóa Nguyễn Đình Chiểu và các nhân vật của ông thành nhân cách, lẽ sống trong hệ giá trị và nhân cách văn hóa Việt Nam.

Thứ sáu, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy,

học tập tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, về Nguyễn Đình Chiểu trong nhà trường các cấp ở trong nước, tiếp tục phối hợp với ngành Việt Nam học ở một số nước phát triển việc dạy và học danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Trước mắt, đổi mới việc giảng dạy học tập Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình giáo dục địa phương tại tỉnh Bến Tre; thành lập Hội các trường Nguyễn Đình Chiểu để nối kết giữa các trường ở các địa phương, trao đổi thông tin, kinh nghiệm giảng dạy, tham quan v.v..

KẾT LUẬN

au khi nhìn nhận, phân tích cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm của danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, có thể khẳng định:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 175 - 181)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)