khơng”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học
Nho giáo lạc hậu phản động là đối tượng chống đối của Nguyễn Đình Chiểu. Cụ lên án, đả kích bọn nho sĩ lạc hậu, sinh sống bằng nghề phi pháp như nghề thầy pháp, thầy địa lý, đả kích bọn bán nước cầu vinh, xa dời chính đạo. Điều cần quan tâm là việc khẳng định đạo nhà của Nguyễn Đình Chiểu, phê phán phủ định các đạo Thiên Chúa, Phật, Nho lạc hậu, nhưng thái độ của Nguyễn Đình Chiểu khơng giống thái độ của triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ: tàn sát những người dân theo đạo Thiên Chúa mà để những người theo các đạo này tự nhận ra sai lầm, cái dở của đạo mà họ đã lựa chọn, rồi “Bao nhiêu tà đạo đều nguyền đốt kinh”, trở về với đạo nhà, tức là trở về với con đường nhân nghĩa, với tư cách một người dân khi đất nước, quê hương có giặc ngoại xâm.
Đánh giá của nhóm tác giả Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang về tác phẩm này: “Dương Từ - Hà
Mậu là một tác phẩm lớn toát ra một tinh thần yêu nước và
căm thù giặc sâu sắc. Trước nguy cơ đổ vỡ cả nền tảng đạo đức cố hữu do ý đồ của quân xâm lược, Dương Từ - Hà Mậu là một lời kêu gọi mọi người trở về với chính đạo, đủ tạo ra một sức mạnh chống giặc cứu nguy cho Tổ quốc”1 là đúng, nhưng cần thấy, cách làm của Nguyễn Đình Chiểu vượt lên tư tưởng của thời đại, để những người lạc đạo tự hiểu ra, trở về với chính đạo. Có thể nói, thái độ của Nguyễn Đình Chiểu là thái độ khoan dung văn hóa mà mãi đến năm 1995, UNESCO mới khuyến khích và năm 1996, Đại hội đồng _______________
1. “Nguyễn Đình Chiểu, thân thế và sự nghiệp”, in trong Nguyễn
Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết số 51/95 tuyên bố ngày 16/11 hằng năm là ngày Khoan dung quốc tế. Tầm vóc nhân loại của nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu chính ở phương diện ấy. Đồng thời với việc phê phán các đạo Thiên Chúa, Phật, Nho giáo lạc hậu, Nguyễn Đình Chiểu còn quan tâm đến vấn đề của cuộc sống lúc bấy giờ mà triều đình đang thực hiện: cắt đất, cầu hòa.
Ngày 05/6/1862, vương triều Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất với người Pháp, có 12 điều, trong đó, điều 3 ghi rõ: chủ quyền trọn ba tỉnh là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cũng như đảo Cơn Lơn được hồn tồn nhượng cho Hồng đế nước Pháp. Vua Tự Đức nhà Nguyễn đã giao cho hai viên quan là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký Hòa ước này với đại diện của nước Pháp là Thiếu tướng Bonard và đại diện của nước Tây Ban Nha là Đại tá Don Carlos. Nguyễn Đình Chiểu chống lại giải pháp này của triều đình nhà Nguyễn: khơng cắt đất để cầu hịa. Ngay đầu truyện thơ
Dương Từ - Hà Mậu, Nguyễn Đình Chiểu đã viết:
Ở đời Hậu Tấn, Long Môn quê nhà...
Nói chuyện đời Hậu Tấn là nói chuyện một vương triều ở Trung Quốc. Mà Hậu Tấn là một triều đại rất mực phản động trong lịch sử của Trung Quốc. “Ngũ đại sử chép: Thạch Kính Đường sau khi dựa vào lực lượng quân sự ngoại tộc (Khiết Đan) quật ngã phe đối lập của mình, lên làm vua, lập ra triều “Thạch Tấn” tức “Hậu Tấn” (936 - 947), đã cắt một phần lãnh thổ quan trọng phía bắc Trung Quốc cho Khiết Đan. Hành động vụ lợi cục bộ này rốt cuộc đã mở đường cho quân Khiết Đan xâm lấn phần đất còn lại của Trung Quốc.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình, hàng ngũ lãnh đạo Khai Phong (Kinh đơ nước Tấn) chia làm hai phái: chủ hòa và chủ chiến. Phái chủ hòa cuối cùng đã thắng thế, đất Trung nguyên bỏ ngỏ cho ngoại tộc giày xéo. Để cứu lấy mình, nhân dân Trung Quốc ở những vùng giặc tới đã tự tổ chức lại thành “hương xã binh” bám đất bám làng, kiên trì chống địch...”1.
Nói chuyện nhà Hậu Tấn ở Trung Quốc, nhưng thực chất là nói chuyện Nam Kỳ lục tỉnh. Năm 1862, triều Nguyễn ký hàng ước, cắt ba tỉnh miền đông của Nam Kỳ lục tỉnh cho người Pháp. Giải pháp cắt đất cầu hòa là câu chuyện lịch sử đau lòng của Nam Kỳ lục tỉnh khi ấy dưới thời vua Tự Đức, một vấn đề lớn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Chống giải pháp “cắt đất cầu hòa” đã trở thành chủ đề lớn thứ hai chi phối toàn bộ tác phẩm Dương Từ - Hà Mậu của Nguyễn Đình Chiểu. Vương triều nhà Nguyễn với vua Tự Đức đã chia thành hai phái chủ hòa, chủ chiến rồi phái chủ hòa thắng thế. Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình ký Hịa ước, cắt Nam Kỳ lục tỉnh cho người Pháp xâm lược cai trị.
Dương Từ và Hà Mậu có cơng làm sáng tỏ phải trái sau mười lăm năm xuôi ngược, được nhà vua trọng thưởng. Tấn Vương cũng nhân đó ra từ chiếu cấm đạo Phật và đạo Gia tô, thể theo ý nguyện số đông...
_______________