Nhì nở phương diện thủ pháp nghệ thuật, Nguyễn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 147 - 150)

Đình Chiểu cũng có những nét đặc sắc riêng. Đa phần các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng, nghệ thuật trong văn tế của ông đã đạt đến đỉnh cao.

Nghệ thuật biểu đạt của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là bút pháp hiện thực. Ông sử dụng những hình ảnh rất cụ thể, trực quan để khắc họa hình tượng người nghĩa qn nơng dân: Manh áo vải; Ngọn tầm vông; Hoa mai đánh bằng rơm con cúi; Lưỡi dao phay; Trống kỳ, trống giục; Đạp rào lướt tới; Xơ cửa xơng vào, liều mình như chẳng có; Kẻ đâm ngang, người chém ngược; Bọn hè trước, lũ ó sau; Thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to; Tàu thiếc, tàu đồng súng nổ; Mã tà, ma ní hồn kinh... Hành động, phản ứng của các tuyến nhân vật đã khơng cịn mang màu sắc ước lệ, tượng trưng như trong các sáng tác trước đó, mà là bút pháp tả thực cụ thể, rõ ràng. Chỉ có như vậy tác phẩm mới đủ sức phản ánh tính chất khốc liệt, nguy cấp của hiện thực.

Tuy nhiên bút pháp hiện thực ấy đôi khi cũng được kết hợp với bút pháp ẩn dụ, bút pháp tượng trưng hoặc pha chút sắc thái trào lộng. Tất cả những điều đó giúp cho tác phẩm đỡ bị đơn điệu, trần trụi, mà nhuốm màu sắc hư ảo, siêu thực.

Một trong những thủ pháp nghệ thuật nổi trội ở Nguyễn Đình Chiểu là phép đối xứng vốn là đặc trưng thi pháp điển hình của phú. Chẳng hạn, trong Văn tế nghĩa sĩ

Cần Giuộc, các hình thức đối xứng như đối xứng ngữ nghĩa, đối xứng thanh điệu được ông khai thác triệt để, làm nổi bật những mâu thuẫn, đối lập trong cuộc sống và sự nghiệp của

người nghĩa binh, cũng như những tình cảm mến mộ, đau xót, tiếc thương của người đang sống.

Để tăng thêm sức mạnh cho ngơn từ, Nguyễn Đình Chiểu cũng thường sử dụng biện pháp đối chiếu so sánh có tính đối lập làm nổi bật lên hình tượng nhân vật. Tiêu biểu là đoạn

“Dù đui mà giữ đạo nhà” trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp thể

hiện những xác quyết mạnh mẽ, quyết liệt: Dù đui mà... Còn hơn sáng mà... Sáng chi mà... Thà cho... Chẳng thà... Hay đoạn nói về nhân vật Nhân Sư: “Sự đời thà khuất đơi trịng

thịt/Lòng đạo xin tròn một tấm gương”. Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cũng đậm đặc những đoạn như vậy: “Thà thác

đặng câu địch khái về cùng tổ phụ cũng vinh; Hơn sống

mà chịu chữ đầu Tây, ở với Man di rất khổ”; “Sống làm chi ở lính mã tà... Sống làm chi theo quân tả đạo”...

Thủ pháp điệp và đối cũng được ông chú trọng sử dụng. Tác dụng nghệ thuật của điệp và đối là tạo ra những liên tưởng bất ngờ, táo bạo và nhờ thế, mang lại cho tác phẩm sức sống lâu bền trong cảm xúc và trí nhớ của người đọc, người nghe. Theo một kết quả khảo sát, tần số sử dụng phép điệp và đối trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu rất cao. Trong Lục Vân Tiên, ông đã 248 lần sử dụng phép điệp và đối trên cấu trúc 4-4, 118 lần trên cấu trúc 2-2 và 9 lần trong đoạn trên câu. Lục Vân Tiên dài 2.080 câu lục bát, gồm 14.560 tiếng, thì những đoạn điệp và đối chiếm đến 3.386 tiếng, tức là 23,2%1.

_______________

1. Xem Hồ Lê: “Phép điệp và đối với ngịi bút của Nguyễn Đình Chiểu”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1982, Sđd. in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1982, Sđd.

Trong truyện thơ Dương Từ - Hà Mậu, ông cũng sử dụng 275 lần phép điệp và đối trên cấu trúc 4-4, 49 lần trên cấu trúc 2-2 và 4 lần trong đoạn trên câu. Tác phẩm Dương Từ -

Hà Mậu dài 3.460 câu lục bát, gồm 24.220 tiếng, thì những

đoạn điệp và đối chiếm 2.634 tiếng, tức là 11%1. Dưới ngịi bút của Nguyễn Đình Chiểu, phép điệp và đối đã trở thành một vũ khí sắc bén và tạo thành một trong những nét độc đáo riêng của ơng.

Về mặt từ loại, có thể nói Nguyễn Đình Chiểu đã dùng những động từ, danh từ, tính từ rất mạnh để diễn đạt tính chất gai góc, gồ ghề, khốc liệt của hiện thực. Nhiều khi, trong cơn phẫn uất cực độ, những câu chửi thề như được bật ra từ lồng ngực ông và hiện hình trên trang viết: “Bát cơm manh

áo của đời mắc mớ chi ơng cha nó”.

Khi cịn ở Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu cịn có quan hệ với các nhà văn, nhà thơ đương thời. Tiếc rằng chưa có tác phẩm nào thể hiện Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với

Bạch Mai thi xã, nhưng quan hệ với các văn nhân của Bạch Mai thi xã của Nguyễn Đình Chiểu thì có thể tin được.

Hai tác giả Nguyễn Quảng Tuân, Nguyễn Khắc Thuần khẳng định: “Vì mù lịa, Nguyễn Đình Chiểu khơng có điều kiện để lui tới thường xuyên với bạn tao nhân mặc khách ở chùa Cây Mai, nhưng ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần không nhỏ vào việc khơi dậy bầu _______________

1. Xem Hồ Lê: “Phép điệp và đối với ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1982, Sđd. in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1982, Sđd.

khơng khí sáng tác văn học cho cả Nam Kỳ thời bấy giờ”1. Các truyện kể dân gian lưu hành tại Long An, Bến Tre hiện nay cho thấy các nhân vật trí thức ở Nam Kỳ hồi ấy vẫn về Ba Tri thăm Nguyễn Đình Chiểu như cử nhân Phan Văn Trị hay Tôn Thọ Tường, cố nhiên là Tôn Thọ Tường về Ba Tri với mục đích định dụ dỗ, mua chuộc Nguyễn Đình Chiểu, bởi khi ở Gia Định, Tơn Thọ Tường có tham gia Bạch Mai thi xã và phải quen biết Nguyễn Đình Chiểu. Nhưng nhìn tổng thể, sáng tác văn chương của Nguyễn Đình Chiểu đã khác biệt với sáng tác của các văn nhân trong Bạch Mai thi xã.

Nhìn chung, trên phương diện nghệ thuật, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có sự đa dạng về thể văn, đặc sắc về ngôn ngữ, đa thanh về giọng điệu, cách vận dụng điển cố vừa theo kiểu truyền thống, vừa có sự làm mới, cách tân, đặc biệt là các điển cố từ lịch sử và văn học cổ điển Việt Nam giúp gia tăng gấp bội khả năng biểu đạt.

Đương nhiên, thế giới nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu khơng phải là hồn thiện về mọi mặt. Nó có những mặt hạn chế nhất định do điều kiện lịch sử - xã hội cũng như cá nhân nhà văn, nó chứa đựng bên trong nhiều mâu thuẫn đôi khi tưởng như là nghịch lý.

Tuy nhiên, tiếp cận tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu trên quan điểm lịch sử văn hóa và lịch sử văn học, đặt nó trong tiến trình của văn chương và văn hóa Việt Nam, nhìn nhận _______________

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)