Xem Hồ Lê: “Phép điệp và đối với ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu”, in trong sách Nguyễn Đình Chiểu, Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1982, Sđd.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 137 - 139)

yếu tố thần kỳ là một thủ pháp nghệ thuật mới được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng tới 12 lần trong truyện thơ

Lục Vân Tiên, chẳng hạn:

- Rày con xuống chốn phong trần, Thầy cho hai đạo phủ thần đem theo.

- Quán rằng thương đáng anh hùng,

Đưa ba hồn thuốc để phịng hộ thân.

- Sơn quân ghé lại một bên, Cắn dây mở trói cõng lên ra đàng.

- Vân Tiên mình lụy giữa dịng, Giao long dìu đỡ vào trong bực rà.

Là đại biểu cuối cùng của dòng truyện thơ Nơm, nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tạo thành cơng những nhân vật tuy đến từ trí tưởng tượng, nhưng rất sinh động, gần gũi với cuộc đời, những người mà ta có thể gặp nơi đầu ấp cuối xã. Đó là sáng tạo nghệ thuật của một nhà thơ lớn.

Ông thường chia truyện thành thứ (lớp) để kể, giống như các kịch bản trong tuồng (hát bội), một loại hình nghệ thuật rất phổ biến tại Nam Kỳ lục tỉnh cũng như cả vùng đất từ Kinh đô Huế trở vào, nên rất dễ đi vào lịng người, chinh phục cơng chúng. Chẳng hạn, truyện thơ Lục Vân Tiên được chia thành các lớp rõ ràng:

- Truyện này xin hãy còn lâu (câu 287), Truyện chàng xin nối thứ đầu chép ra (câu 288). - Đoạn này đến thứ Nguyệt Nga (câu 1265).

- Đoạn này đến thứ ra đời (câu 1665),

Vân Tiên thuở ấy ở nơi chùa chiền (câu 1666). - Đoạn này đến thứ Nguyệt Nga (câu 1807).

Với thể loại văn tế, Nguyễn Đình Chiểu cũng không phải

là tác giả đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam nói chung, văn học Nam Bộ nói riêng. Thể loại này thường được viết để kể về cơng tích của người đã khuất, động viên an ủi người đã mất, thể hiện lòng tiếc thương của người đang sống. Nhưng, văn tế của Nguyễn Đình Chiểu lại mang một tính chất khác hẳn. Đánh giá về thể loại văn tế của ông, Phan Ngọc đã nhận xét rất xác đáng rằng: “Những bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu là những trang “thiên cổ hùng văn” mà mọi người đều phải thán phục. Ông đã mở đầu một loại văn tế mới, sau này chỉ lập lại với thời Xơviết Nghệ - Tĩnh. Đó là những bài văn tế anh hùng ca”1.

Văn tế của ông thường được làm theo lối phú Đường luật với cách đặt vần, đặt câu, luật bằng trắc theo những yêu cầu nghiêm ngặt. Thể phú là thể văn ra đời đầu thời Hán ở Trung Quốc, vào giai đoạn các vua chúa cần đến một nền văn học thờ phụng, tán dương. Khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn giữ ngun tính chất đó. Nhưng tán dương nhà vua thì khơng nguy hiểm, cịn tán dương các nghĩa sĩ Cần Giuộc, Trương Định, nghĩa sĩ lục tỉnh thì lại là chuyện khác. Đó là một hành động bạo nghịch với triều đình và sự chống đối ngang nhiên các nhà thực dân cai trị. Điều này cho thấy khí phách hiên ngang và lịng dũng cảm của tác giả. Những bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu trở nên vơ giá vì đó là những bài văn tế anh hùng ca hiếm có trong lịch sử.

_______________

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 137 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)