Đình Chiểu đã thành cơng trong việc xây dựng một thế giới nghệ thuật mới, thế giới nghệ thuật của riêng mình, khác với thế giới nghệ thuật truyện thơ Nơm đã hình thành từ trước như trong các sáng tác của Nguyễn Huy Tự, Phạm Thái, Nguyễn Du... Qua đó, ơng muốn xác lập một quan niệm sáng tác mới, một “đạo làm người” được ông gọi là “trung, hiếu,
tiết, hạnh” trên nền tảng Nho giáo kết hợp với văn hóa dân gian, nhấn mạnh khía cạnh nhân nghĩa, vị tha, tín nghĩa, thủy chung, coi thường danh lợi.
Thoạt nhìn, người ta có thể nghĩ Lục Vân Tiên mang hơi hướng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc giống như
Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, Truyện Kiều của Nguyễn Du hay Sơ kính tân trang của Phạm Thái. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ, ta sẽ thấy ở chúng những thế giới nghệ thuật khác hẳn nhau. Những truyện thơ Nơm trước đó thường là những tác phẩm tự sự về tình yêu nam nữ, những khao khát yêu đương, hò hẹn, những trắc trở và cuối cùng là đại đoàn viên. Các nhân vật chính thường thuộc hàng trai tài gái sắc, xuất thân từ môi trường phong kiến quý tộc hoặc ít ra cũng là “thường thường bậc trung”.
Truyện thơ Lục Vân Tiên tuy cũng được xây dựng theo một mô thức kết cấu đặc trưng Gặp gỡ - Tai biến - Ly biệt - Đoàn viên, nhưng hệ thống nhân vật có nhiều điểm khác biệt. Lục Vân Tiên khơng chỉ giỏi văn mà cịn giỏi võ, trong con người chàng kết hợp cả phẩm chất của Kim Trọng và Từ Hải. Chàng quan tâm nhiều đến “nghĩa”, “dũng”, “lễ” mà ít chú ý đến “sắc”. Kiều Nguyệt Nga cũng rất đẹp và giỏi thi ca, hội họa, nhưng khơng phải loại đa tình và đam mê nghệ thuật. Nàng cư xử với Lục Vân Tiên theo đạo vợ chồng chứ khơng có nhiều cảm xúc yêu đương. Nếu các nhân vật tài tử giai nhân trong Hoa Tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai khao khát yêu
đương và kiếm tìm tình yêu, thì các nhân vật trong Lục Vân
Tiên quan tâm đến nghĩa cử hơn là tài năng và dung mạo. Lục Vân Tiên không phải là câu chuyện phiêu lưu của tài và sắc,
mà là câu chuyện nhân tình thế thái đầy cay đắng mà chính người kể đã trải qua. Đúng như tác giả Trần Nho Thìn nhận định: Đây khơng phải là lời ca ngợi giá trị tài sắc hay tiếng than về bi kịch của thân phận tài sắc, mà là lời ca ngợi sức mạnh, vẻ đẹp của đạo đức trung hiếu, tiết hạnh. Nhưng trung hiếu, tiết hạnh ở đây không thuộc về quan niệm khắc nghiệt của nhà Nho phong kiến mà là giá trị đạo đức dân gian mang tính cộng đồng, thực tiễn1.
So sánh như vậy khơng có nghĩa là hạ thấp Lục Vân Tiên mà để nhận thấy nét đặc trưng của nghệ thuật tự sự Nguyễn Đình Chiểu, hiểu được lý tưởng thẩm mỹ của ơng. Nguyễn Đình Chiểu hướng cảm hứng sáng tạo về phía những mơ mộng khác, những tâm sự khác, như tuyên ngôn của ông ngay ở đầu tác phẩm:
Trước đèn xem truyện Tây minh Gẫm cười hai chữ nhơn tình éo le.
Lục Vân Tiên có hơi hướng của một thiên tự truyện, qua
đó Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm những suy tư về thế thái nhân tình, về xã hội đương thời, nỗi buồn nhân thế cũng như những ước mơ, hoài bão, tâm sự của ơng. Nhà phê bình Hồi Thanh đã nhận xét rất xác đáng rằng: “Vân Tiên sẽ thực hiện cái chí bình sinh của Nguyễn Đình Chiểu”2.
_______________