NH VĂN HÓA KIỆT XUẤT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 152 - 157)

rong lịch sử văn hóa Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX. Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn hóa mà triết lý văn hóa ơng giảng dạy, đọc cho người thân chép thành sách là đạo nghĩa, có phần vỏ là Nho giáo, lõi là triết lý sống của người Nam Bộ nói riêng, người Việt Nam nói chung: khơng màng danh lợi, giữ khí tiết, ln sống vì mọi người, như câu lưu truyền trong dân gian Nam Bộ: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã (Thấy việc nghĩa không làm, không phải là (người) anh dũng vậy). Với Nguyễn Đình Chiểu, triết lý văn hóa, lẽ sống và hành động nhất quán với nhau. Với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Nguyễn Đình Chiểu đại diện cho việc tiếp nhận và đổi mới tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc tại quốc gia không phải nơi Nho giáo sinh thành, phát triển. Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn hóa lớn của Việt Nam, tiêu biểu của nhân loại.

Trước hết, nói đến nhà văn hóa là nói tới triết lý của nhà văn hóa. Triết lý văn hóa của Nguyễn Đình Chiểu là triết lý nhân sinh. Tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu dường như đã vượt qua tư tưởng Tống Nho chính thống. Tư tưởng Nho giáo

của Nguyễn Đình Chiểu đang trên q trình Việt hóa - bình dân hóa một cách sâu sắc. Triết lý ấy thể hiện trong bài

Than đạo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Nếu như truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên, một sáng tác đầu đời khi vừa gặp trắc trở của số phận nêu chuyện đạo lý con người, sống nhân nghĩa:

Trai thời trung hiếu làm đầu, Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.

thì truyện thơ Nôm Dương Từ - Hà Mậu lại khuyến cáo con người nên tìm về chính đạo, biết u cái chính, ghét cái tà, con người phải biết tu thân. Truyện thơ Nôm Ngư Tiều

y thuật vấn đáp, một quyển sách dạy nghề làm thuốc chữa bệnh, sáng tác những năm cuối đời vẫn đậm đà tư tưởng ấy của Nguyễn Đình Chiểu; đạo đức của người thầy thuốc, tư tưởng yêu nước và nội dung y thuật đan cài với nhau. Có thể thấy tư tưởng của nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu ở các khía cạnh: đạo nghĩa, làm việc nghĩa, tu thân (vỏ là Nho giáo, mà lõi là phong cách sống của người Việt Nam Bộ: thấy việc nghĩa không làm là đồ bỏ). Nguyễn Đình Chiểu khơng diễn ngơn trực tiếp triết lý văn hóa của mình, mà thể hiện triết lý ấy trong các tác phẩm văn chương của ông. “Chở đạo” là nguyên tắc của nhà nho Nguyễn Đình Chiểu, như một câu tục ngữ về một quan niệm văn nghệ đúng đắn, là một câu ca ngợi Khổng Tử trong bài Than đạo:

Ba vua năm đế dấu vừa qua Nối đạo trời rao đức Thánh ta Hai chữ cang thường dằn các nước Một câu trung hiếu dựng muôn nhà Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà Căm lấy lịng nhơ mong thói bạc Trời gần không gánh, gánh trời xa.

mà cội nguồn của nó là ca ngợi ngòi bút bao biếm trong

Kinh Xuân Thu của Khổng Tử ở Trung Quốc. Nguyên tắc “chở đạo” không phải là mới, ở Trung Quốc, nhiều người đã phân tích từ tải đạo, quán đạo đến minh đạo, ở Việt Nam, cũng có nhiều người phân tích. Theo các nhà nho Việt Nam, văn nghệ có chức năng giáo dục, phải “chở đạo”, vẻ bên ngoài vẫn là các từ ngữ Hán Việt, nhưng nội hàm được hiểu khác nhiều. Đạo theo các nhà nho Việt Nam là yêu nước thương dân, sử dụng việc nhân nghĩa là để an dân như Nguyễn Trãi từng viết ở Đại cáo bình Ngơ vào thế kỷ XV. Nguyễn Đình Chiểu theo nguyên tắc “chở đạo” nên khơng nói gì đến riêng tư. Nhiều chi tiết đời tư được đưa vào tác phẩm nhưng nó trở thành biểu hiện trong cuộc sống của cộng đồng. Chở đạo như một mặt của tờ giấy thì mặt kia lại là đâm gian hay nói cách khác là trừ gian của một nguyên tắc trong tư tưởng của nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu. Ơng đã cầm bút như cầm gươm, chiến đấu không khoan nhượng với tinh thần của ngòi bút Xuân Thu của Khổng Tử. Diễn ngơn của nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu rất rõ ràng: ghét là ghét cay ghét đắng “Ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”, lựa chọn cách sống

“Thà đui mà giữ đạo nhà, Cịn hơn có mắt ơng cha khơng

thờ”. “Thà đui mà khỏi danh nhơ, Cịn hơn có mắt ăn dơ tanh rình”, ủng hộ một tướng quân: “Bởi lòng chúng chẳng nghe

Thiên tử chiếu, đón ngăn mấy dặm mã tiền; Theo bụng dân

phải chịu tướng quân phù, gánh vác một vai khổn ngoại”, ca

ngợi một hương giáo: “Biết đạo khác bầy con mắt tục... Anh

hùng thà thác chẳng đầu Tây”.

Ở phương diện con người và con người công dân, triết lý ấy rõ ràng, nếu ở phương diện con người hướng tới nhân nghĩa, trung hiếu thì ở phương diện con người công dân hướng tới trách nhiệm với quốc gia:

Nhớ phận áo cơm đất nước, trọn mấy năm ngóng cổ trơng quan;

So bề mồ mả ơng cha, cịn hơn đứa đành lòng theo giặc (Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh)

Để rồi:

Thác mà trả nước non rồi nợ, danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen, Thác mà ưng, đình miễu để thờ, tiếng hay trải muôn đời

ai cũng mộ. (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Là một cơng dân u nước, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện tấm lòng yêu nước trong hành động, sáng tác văn chương ca ngợi những người yêu nước, Nguyễn Đình Chiểu hướng dẫn cộng đồng đi theo những người yêu nước, đứng lên chống giặc ngoại xâm. Mắt bị mù lịa, khơng trực tiếp hướng dẫn cộng đồng đứng lên chống giặc ngoại xâm, nhưng Nguyễn Đình Chiểu dùng văn chương để kết nối cộng đồng, đó chính là hành động của một nhân cách văn hóa mẫu mực. Đồng thời,

Nguyễn Đình Chiểu cịn bốc thuốc chữa bệnh cho dân. Tấm lịng nhân đạo của một nhân cách văn hóa lớn, của một người hiền, nhưng là một nhân cách cá biệt, thể hiện tư tưởng, thực hiện tư tưởng bằng những hành động trong cuộc đời, thương người, cứu người và kêu gọi mọi người đứng lên cứu nước. Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu khơng đưa ra triết lý văn hóa của mình, khơng diễn ngơn triết lý văn hóa của mình mà gửi vào các sáng tác văn chương, các nhân vật trong tác phẩm của mình, rất rõ ràng và thuyết phục.

Trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, đáng quan tâm là truyện thơ Dương Từ - Hà Mậu. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều người Dương Từ - Hà Mậu có thể được soạn từ năm 1851, hoàn chỉnh vào những năm trước khi thành Gia Định rơi vào tay giặc Pháp. Vấn đề đặt ra với triều đình nhà Nguyễn và các trí thức sống trong xã hội dưới sự cai quản của nhà Nguyễn là thái độ với Thiên Chúa giáo (Cơng giáo) hay cịn gọi là đạo Gia tơ. Nếu như vua Gia Long chủ trương giữ nguyên hiện trạng đạo Gia tơ thì vua Minh Mạng lại khác. Năm 1832, vua Minh Mạng ra chỉ dụ đầu tiên về việc cấm đạo Gia tơ với dân chúng tồn quốc, và tiếp tục ra bốn chỉ dụ vào các năm tiếp theo. Đến vua Thiệu Trị, biện pháp có vẻ khôn ngoan hơn, nhưng thái độ vẫn là không chấp nhận đạo Gia tô. Đến thời vua Tự Đức cũng vậy. Bốn triều vua đầu của vương triều Nguyễn đã ra tới 15 chỉ dụ cấm đạo Gia tô, nhất là khi nguy cơ bị xâm lược, bị mất nước càng ngày càng rõ hơn. Theo tác giả Trần Nghĩa: Đạo Gia tô hay Thiên Chúa du nhập vào nước ta từ thế kỷ XVI - XVII, muộn hơn nhiều so với đạo Phật và đạo Nho. Đến thế kỷ XIX, cùng

với sự xâm nhập trực tiếp của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào Việt Nam, đạo Thiên Chúa trải qua một thời kỳ khảo nghiệm căng thẳng, để rồi cuối cùng được phán quyết hoặc tiếp tục tồn tại, hoặc bị gạt bỏ hoàn toàn. Cuộc khảo nghiệm này tập trung nhất là vào các thập kỷ 50, 60 mà dấu ấn còn để lại khá rõ trong Châu bản triều Nguyễn. Một thống kê sơ bộ các sự kiện liên quan tới đạo Thiên Chúa xảy ra ở Việt Nam từ năm 1848 đến năm 1883, nghĩa là suốt thời kỳ Tự Đức ở ngôi, cũng là giai đoạn sáng tác chủ yếu của Nguyễn Đình Chiểu, cho thấy: năm 1848 có 2 vụ; 1849: 1 vụ; 1851: 2 vụ; 1857: 16 vụ; 1858: 4 vụ; 1859: 20 vụ; 1860: 13 vụ; 1861: 3 vụ; 1862: 5 vụ; 1867: 2 vụ; 1868: 2 vụ; 1869: 5 vụ; 1873: 4 vụ; 1874: 4 vụ; 1875: 10 vụ; 1876: 2 vụ; 1877: 2 vụ; 1878: 4 vụ; 1879: 1 vụ1. Bài trừ đạo Gia tô, với vua Tự Đức rất rõ ràng khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, nhà vua ra chỉ dụ: “Giết dân theo đạo Thiên Chúa để trừ bè đảng của Pháp”2. Bối cảnh ấy tác động đến Nguyễn Đình Chiểu rất nhiều, nên ông chủ trương bảo vệ đạo Nho. Như đã phân tích, Nguyễn Đình Chiểu khơng diễn ngơn mà gửi gắm vào các nhân vật trong truyện thơ Dương Từ - Hà Mậu mà ông

_______________

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 152 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)