Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thơng chí, Bản dịch của Nguyễn Tạo,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 77 - 82)

Sđd, tập hạ, tr.99.

(*) Riêng đoạn văn này, dẫn theo tác giả Cao Tự Thanh trong chương

Văn học Hán Nôm ở Gia Định, in trong sách Trần Văn Giàu, Trần Bạch

Đằng (Đồng chủ biên): Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 2:

Văn học - Báo chí - Giáo dục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.106 như sau: “Hai huyện Bình Long, Tân Long dân cư đông đúc, chợ phố san sát, nhà cửa liên tiếp nối nhau... Tàu thuyền từ biển lui tới buôn bán, cột buồm san sát, thật là đô hội lớn ở thành Gia Định, cả nước khơng đâu

sánh bằng. Dân quen nghề bn bán, có người chuyên sống ở chợ búa. Có kẻ ở trên thuyền, gọi là dân sơng nước, có nhiều kẻ từ các nơi đến tụ họp, gọi là dân tứ chiếng”.

Gái nha nhuốc tay vòng tay chuỗi Trai xênh xang chân hán, chân hài...

... Dưới Bến Nghé hát lẳng lơ, giọng con đò, giọng con rỗi. Trên tàu voi ca khủng khỉnh, tiếng thằng mục, tiếng thằng nài

... Trọ trẹ dưới sơng, qn Huế kéo neo hị hụi Xi xơ ình đường các khách già rao kẹo ối chao ôi!

... Bọn quân phường ngồi dưới cội, nghe đổ sứa hồi khoan hồi nhặt, giọng oan (uyên) ương hơi thiệt tốn hơi.

... Chốn chốn phong quan ca xướng, Nhà nhà lịch lãm an nơi;

Lũ bảy đoàn ba, rật rật thấy bạn mai khách trúc...

Tác giả Ca Văn Thỉnh ghi lại theo hồi ức của những người con của Nguyễn Đình Chiểu, rằng lúc bấy giờ sinh hoạt văn hóa đáng lưu ý ở thành Gia Định là tuồng (hát bội), bà Trương Thị Thiệt thường dẫn con mình đi xem. Theo truyền ngôn, Lê Văn Duyệt từng lập gánh hát bội của riêng mình. Ca hát là một hình thức sinh hoạt văn hóa mà người dân Gia Định rất ưa thích. Trịnh Hồi Đức ghi trong Gia Định thành

thơng chí khi chép về sông An Thông (tức sơng Sài Gịn):

“dịng sơng sâu rộng, ghe thuyền đậu dài 10 dặm, theo hai con nước lên nước ròng thuyền bè qua lại chèo chống ca hát, ngày đêm tấp nập, làm chỗ đô hội lưu thông khắp ngả, rất là tiện lợi”1. Quê ngoại - thành Gia Định chắc in đậm vào tâm khảm Nguyễn Đình Chiểu những hình ảnh tươi đẹp. _______________

1. Trịnh Hồi Đức: Gia Định thành thơng chí, Bản dịch của Nguyễn Tạo,

Các truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu và Ngư Tiều y thuật vấn đáp cho thấy Nguyễn Đình Chiểu chịu ảnh

hưởng của tuồng (hát bội). Lịch sử vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, nhất là thế kỷ XIX, hát bội phát triển có vị trí vững vàng trong đời sống văn hóa mà Gia Định

thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức và Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn từng khẳng định.

Mặt khác, khơng thể khơng nhìn nhận quan hệ tác động của vùng Ba Tri (Bến Tre) với Nguyễn Đình Chiểu. Đây là vùng q mà Nguyễn Đình Chiểu gắn bó 26 năm cuối đời, xấp xỉ thời gian Nguyễn Đình Chiểu gắn bó với quê ngoại. Sau khi triều Nguyễn ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862) với thực dân Pháp, từ Cần Giuộc, quê vợ, Nguyễn Đình Chiểu cùng vợ và bốn con nhỏ về tỵ địa ở Ba Tri (Bến Tre). Huyện Ba Tri ngày nay một bên giáp sông Ba Lai, qua sơng là huyện Bình Đại, một bên giáp sông Hàm Luông, qua sông là huyện Thạnh Phú, phía tây là huyện Giồng Trơm, ba huyện đều thuộc tỉnh Bến Tre, phía đơng là Biển Đơng. Thuở Nguyễn Đình Chiểu về đây sinh sống, Ba Tri là huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long, nơi Nguyễn Đình Chiểu sinh sống là làng An Bình Đơng, sau thành xã An Đức. Chắc khơng chỉ có lý do khi ấy vùng Ba Tri chưa bị xâm lược, nên các trí thức ở Gia Định dời mộ của thầy giáo Võ Trường Toản về vùng này, có thể cịn nhiều lý do khác mà hiện tại chưa thể xác minh. Với Nguyễn Đình Chiểu, lựa chọn vùng Ba Tri để sinh sống có lẽ khơng phải ngẫu nhiên. Bên kia sơng Ba Lai là tỉnh Định Tường. Đó là vùng hoạt động của nghĩa quân Trương Công Định, Thủ khoa Huân chống thực dân Pháp xâm lược.

Giữ quan hệ mật thiết với các tướng lĩnh của triều đình chống giặc xâm lược, Nguyễn Đình Chiểu đã lựa chọn vùng Ba Tri làm nơi sinh sống để dễ liên hệ với các tướng lĩnh chống Pháp lúc bấy giờ. Mặt khác, Ba Tri nằm cuối cù lao Bảo, sát Biển Đông. Một bên là sông Ba Lai, một bên là sông Hàm Luông, trông ra Biển Đông, Ba Tri thuận lợi cho việc buôn bán với Chợ Lớn. Khi về đây sinh sống, Nguyễn Đình Chiểu sống bằng nghề dạy học và chữa bệnh. Cả hai nghề đều cần đến sách và thuốc mà đường giao thương buôn bán giữa Ba Tri và Chợ Lớn có thể giải quyết được. Hồi ấy, Chợ Lớn là nơi có nhiều sách, cả sách thuốc lẫn sách học chữ Nho, giúp Nguyễn Đình Chiểu có thể hành nghề, nuôi vợ và bốn con, về sau sinh thêm ba con nữa. Hơn nữa, vào thời điểm ấy, người dân Gia Định chỉ có thể tỵ địa ra Bình Thuận hoặc về Vĩnh Long, những nơi chưa bị thực dân Pháp xâm lược. Sau khi thực dân Pháp chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu và vợ con đã về lánh nạn tại Cần Giuộc, nên việc tỵ địa về Ba Tri dễ xảy ra. Vả lại, các sĩ phu Nam Kỳ lục tỉnh đã dời mộ thầy học của mình là Võ Trường Toản về đây. Cần ghi nhận tác động của vùng Ba Tri tới quá trình hồn thiện nhân cách và q trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Nơi này là quê hương của Phan Thanh Giản - người đỗ tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ lục tỉnh dưới triều Nguyễn, cũng là quê hương của một nhân vật lưu truyền trong dân gian: ông già Ba Tri, người ra tận Kinh đô Huế khiếu kiện với nhà vua vì hương chức hội tề sai trái. Khi về Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu rất thân thiết với Phan Cơng Tịng, hương giáo làng Bình Đơng, sau đứng đầu cuộc chống

Pháp ở Gị Trụi (nay thuộc xã An Hiệp, huyện Ba Tri), rồi giữ liên hệ với Phan Tôn, Phan Liêm, hai người con của Phan Thanh Giản khi hai người này khởi nghĩa chống Pháp xâm lược. Như thế, tác động qua lại giữa Nguyễn Đình Chiểu và vùng đất mà cụ sinh sống 26 năm cuối đời rõ ràng rất sâu sắc. Những sáng tác trong những năm cuối đời của cụ như Mười bài thơ điếu Phan Cơng Tịng, Văn tế nghĩa sĩ

trận vong lục tỉnh, Ngư Tiều y thuật vấn đáp là sự nối tiếp

và phát triển tư tưởng yêu nước, thương dân cũng như triết lý văn hóa của nhà văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.

Tuy vậy, không thể không đặt ra sự tác động của gia đình đối với sự hình thành nhân cách, tư tưởng sáng tác và quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Trước hết là ơng cụ thân sinh Nguyễn Đình Huy và cụ bà thân sinh Trương Thị Thiệt. Bà Trương Thị Thiệt là vợ thứ hai của ơng Nguyễn Đình Huy, bà cả vẫn ở ngoài quê nội - làng Bồ Điền. Tác giả Ca Văn Thỉnh, trước năm 1945 ở Bến Tre đã được nghe ơng Nguyễn Đình Chiêm, tức Bảy Chiêm, con trai của Nguyễn Đình Chiểu kể: “Ơng đồ, cha thầy - tức Nguyễn Đình Chiểu -

ghi chú của các tác giả - ... thường hay nhắc đến ông nội, bà

nội... Ơng nội, tức Nguyễn Đình Huy - ghi chú của các tác giả - là người ngay thẳng, liêm khiết, luôn luôn cự tuyệt mọi lễ vật người ta mang đến lo lót với ơng... Bà nội - tức bà Trương Thị Thiệt - ghi chú của các tác giả - là người rất hiền từ, rất giàu tình cảm, nuôi dạy con trai, con gái rất tỉ mỉ, hay kể chuyện đời xưa cho con nghe, nhắc lại gương trung nịnh trong các tuồng hát bộ. Bà thích xem tuồng ở rạp hát Vườn ông Thượng, thường dắt con cùng xem... Bà nhắc luôn với con cái

gương báo ứng về thiện ác, ngay gian...”1. Hồi ức của người cháu về ơng bà nội của mình khá rõ ràng. Thơng qua hồi ức ấy có thể thấy Nguyễn Đình Huy là một nhà nho có vốn kiến thức Nho học, nên rất quan tâm việc học của con trai Nguyễn Đình Chiểu, dạy con biết lẽ phải trái ở đời. Khi vào làm Thư lại Văn hàn ty của Tổng trấn Lê Văn Duyệt (1763 - 1832), Nguyễn Đình Huy chắc khơng phải là một vị quan quyền cao chức trọng nhưng là một nhà nho, nên lúc nhỏ, chắc Nguyễn Đình Chiểu được học chữ Hán và văn hóa Nho giáo từ người cha. Chỉ suy ngẫm sự kiện, ông bị cách chức sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, lặn lội từ Huế trở vào Gia Định, đón con trai ra, gửi vào nhà một người bạn là Thái phó để ăn học thì thấy tình thương con của Nguyễn Đình Huy, chăm lo việc học của con lớn đến mức nào. Ảnh hưởng sâu sắc nhất với Nguyễn Đình Chiểu có lẽ là người mẹ, cụ bà thân sinh Trương Thị Thiệt. Là một phụ nữ Nam Bộ, như biết bao bà mẹ trong gia đình của người Việt, cụ bà Trương Thị Thiệt dạy con từ thuở trong nôi, với những lời ru là ca dao, dân ca Gia Định. Kho tàng văn hóa dân gian của người mẹ theo lời ru mà thấm vào người con, gieo mầm nhân cách cho người con, từ trong tiềm thức. Rồi những vở tuồng mà bà cho con đi xem cùng với những nhân vật chính - tà, trung - nịnh, kẻ ác - người ngay ở Vườn ông Thượng càng thấm sâu vào tâm hồn của Nguyễn Đình Chiểu. Thời ấu thơ, đến năm 11 tuổi, _______________

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)