uê nội của Nguyễn Đình Chiểu tại xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là thôn Bồ Điền, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Hiện nay, huyện Phong Điền nằm ở phía bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, phía đơng giáp huyện Quảng Điền và thị xã Hương Trà; phía nam giáp huyện A Lưới; phía tây giáp huyện Đakrơng, tỉnh Quảng Trị; phía tây bắc giáp huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị; phía bắc giáp Biển Đơng.
Nhìn lại tiến trình lịch sử, vùng đất này do cư dân người Chăm khai phá. Năm 1301, Thượng hồng Trần Nhân Tơng của vương triều Trần, sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, đã đi thăm các nước láng giềng. Khi thăm Chiêm Thành, Trần Nhân Tông được vua Chế Mân của vương quốc này tiếp đãi nồng hậu và ở lại đây 9 tháng. Để tạ ơn, khi ra về, Thượng hồng hứa gả cơng chúa Huyền Trân (em gái Trần Anh Tông) cho vua Chế Mân. Cuối năm 1301, vua Chế Mân mang lễ vật sang cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1306, vua Chế Mân đã tặng cho nhà Trần châu Ơ và châu Rí (châu Lý), làm lễ vật dẫn cưới công chúa Huyền Trân (nhà Trần). Thế là, một dải đất từ bờ Nam sông Thạch Hãn
đến bờ Bắc sông Thu Bồn đã nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Năm 1307, vua Trần Anh Tông của vương triều Trần đã đổi tên châu Ô thành châu Thuận, châu Lý thành châu Hóa. Tỉnh Thừa Thiên Huế ngày nay là một phần lớn của châu Hóa thời ấy. Châu Thuận gồm các huyện Đăng Xương (nay là Triệu Phong), Hải Lăng, Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà. Châu Hóa gồm các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Diên Phước và Hòa Vang. Từ năm 1307, cơng cuộc di dân chính thức của người Việt từ đồng bằng Thanh - Nghệ vào châu Thuận, châu Hóa đã khởi đầu và ngày càng bổ sung thành phần cư dân Việt. Tại Thừa Thiên Huế, việc di dân của người Việt diễn ra rải rác trong thế kỷ XIV. Đến cuối thế kỷ XIV, vương triều Trần đã lập tại vùng đất Hóa Châu 7 huyện mới: Trà Kệ, Lợi Bồng, Sạ Lệnh, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng và Thế Vinh với khoảng trên 40 làng, ấp, thôn, trại, sách.
Đầu thế kỷ XV, những làng Việt định cư đã dần dần được thành lập rải rác ven bờ Nam sơng Ơ Lâu, bờ Bắc sông Bồ và ven phá Tam Giang, tuy nhiên dân cư cịn thưa thớt. Tính đến giữa thế kỷ XVI, trên địa bàn Phong Điền mới chỉ có 24 làng. Đến cuối thế kỷ XVIII, cũng chỉ có 44 đơn vị dân cư gồm 32 làng, 8 thôn và 3 phường. Con số ấy gần như duy trì cho đến cuối thế kỷ XIX với 45 đơn vị.
Năm 1428, Lê Lợi đuổi được quân Minh ra khỏi lãnh thổ và lên ngôi vua, hiệu Thái Tổ. Trước thế lực của nhà Lê, vua Ba Đích Lại của Chiêm Thành trả những vùng đất đã chiếm dưới thời nhà Minh. Nhà Lê đổi thành lộ Thuận Hóa thuộc đạo Hải Tây và đặt quan cai trị.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin và được chúa Trịnh Kiểm chấp thuận vào cai quản xứ Thuận Hóa.
Xứ Thuận Hóa khi ấy có 2 phủ, vùng đất Phong Điền hiện nay khi ấy là huyện Quảng Điền, một trong 6 huyện, 2 châu của phủ Triệu Phong.
Theo Dương Văn An trong Ô châu cận lục, làng Bồ Điền là một trong 54 làng thuộc huyện Đan Điền, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. Làng Bồ Điền được nhắc đến cùng với nhiều làng khác thuộc huyện Đan Điền như: La Vân, Khúc Ốc, Niêm Phị, Thế Chí, Đơng Dã, Tây Thành, Bác Vọng, Thủ Lễ, Phò Nam, Lương Cổ, Lại Bằng, Đan Lương, Bái Đáp, Phò Lê,... “Đi về Lơi Trạch sương đầy nón lá. Đi qua Bồ Điền mưa ướt áo tơi”1.
Năm 1666, Lê Quý Đôn viết trong Phủ biên tạp lục, làng Bồ Điền là một trong 8 làng, 2 thôn, 2 phường của huyện Đan Điền gồm: làng Hoa Lang, Cao Ban, Bồ Điền, Nam Dương, Cổ Tháp, Lãnh Tuyền, Cao Xá Thượng, Cao Xá Hạ; thơn Ơ Sa và Đông Lâm Thượng; phường Cương Gián Đông và Cương Gián Tây.
Thời các chúa Nguyễn cai trị Đàng Trong, ranh giới địa lý của xứ Thuận Hóa vẫn như vậy. Thời nhà Tây Sơn, ranh giới ấy khơng có gì thay đổi.
Năm 1802, chúa Nguyễn Ánh thắng thế, lập vương triều Nguyễn, đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Huế lập Kinh đô. Vua Gia Long cho lập dinh Quảng Đức. Lỵ sở của dinh _______________