Hoài Thanh: “Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 120 - 122)

gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam”, in trong sách

Nhìn từ góc độ thi pháp, tác phẩm này là sự tổng hịa mơ thức tự sự trong truyền thống truyện thơ tài tử giai nhân giai đoạn trước với các mô thức diễn xướng nghệ thuật sân khấu tuồng, hát bội rất phổ biến thời kỳ này, các kiểu nhân vật anh hùng, nghĩa sĩ trong những tác phẩm tự sự Trung Hoa của cộng đồng người Hoa Nam Bộ.

Từ góc độ nghệ thuật tự sự, câu chuyện về tình yêu chung thủy, tình bạn keo sơn lại được kể theo mơ thức của truyện cổ tích kết hợp với truyện thơ Nơm.

Từ quan niệm đạo đức, thì đó là sự kết hợp các phạm trù văn hóa Nho giáo và quan niệm đạo đức dân gian, quan niệm báo ứng, ở hiền gặp lành, nhân nào quả nấy.

Lối kể chuyện trong tác phẩm rất giàu tính đối thoại và cách mô tả hành động ngắn gọn, tiết tấu nhanh đặc trưng cho các hình thức diễn xướng sân khấu, nhưng cách tả cảnh thiên nhiên lại là thủ pháp phân tích tâm lý của ngâm khúc và truyện Nơm.

Nhìn từ góc độ âm hưởng thi ca, Lục Vân Tiên cho thấy đây là một tác phẩm văn chương lành mạnh, không buồn thương, tuyệt vọng, ai ốn, bi lụy như dịng văn nghệ trước đó. Trước đây, các nhân vật nữ, từ nàng cung nữ trong

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đến nàng Kiều

của Nguyễn Du đều thấm đẫm nước mắt, than thở, buồn đau. Các nhân vật nam thì thường thư sinh, yếu đuối. Chẳng hạn, trong Hoa tiên, chàng Lương Sinh chờ đợi tin tức người yêu mà mòn mỏi chỉ còn một nắm xương. Trong Truyện Kiều, Kim Trọng nhớ người yêu mà “máu theo nước mắt, hồn lìa chiêm bao”. Những hình tượng cứng cáp, oai phong lẫm liệt

như Từ Hải khá là hiếm gặp. Lục Vân Tiên đã xuất hiện như một nhân vật anh hùng hảo hán “tả đột hữu xung”, văn võ song toàn. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam chuẩn bị bước sang thời kỳ hiện đại và nhất là trước nạn ngoại xâm lăm le bờ cõi, những hình tượng mạnh mẽ, uy dũng, quyết đốn như vậy là rất cần thiết.

Về sức lan tỏa và ảnh hưởng đối với người đương thời, sở dĩ người dân Nam Bộ thích truyện Lục Vân Tiên trước hết vì họ thấy mình trong các nhân vật được ca tụng trong truyện - những con người nổi tiếng trọng nghĩa khinh tài. Sự phổ biến của các hình thức chuyển thể Lục Vân Tiên: nói thơ Lục Vân Tiên, hị vè Lục Vân Tiên, bài chòi Lục Vân Tiên, tuồng Lục Vân Tiên, cải lương Lục Vân Tiên hay các giai thoại về những tấm gương anh hùng nghĩa hiệp giống như Lục Vân Tiên ngoài đời thực cho thấy, đối với một bộ phận không nhỏ người dân Nam Bộ, nhân vật của Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành một kiểu mẫu nam nhân lý tưởng. Đến nay tập truyện thơ này đã được xuất bản trên 70 lần bởi các nhà xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài.

Từ cách tiếp cận tổng thể, hệ thống, liên ngành của văn hóa học, chúng ta có thể nhận diện tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu từ nhiều góc nhìn, phương diện khác nhau, từ đó có thể khẳng định rằng đây thực sự là một tác phẩm có giá trị lớn, kết tinh của nhiều truyền thống văn hóa và văn học khác nhau.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu danh nhân văn hóa thế giới: Nguyễn Đình Chiểu - Phần 1 (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)