Tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị thương hiệu đối với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 37 - 41)

7 .Bố cục của đề tài

1.2. Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu

1.2.4.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng giá trị thương hiệu đối với các

với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

Để hiểu rõ tầm quan trọng này, tác giả xin trình bày khái quát chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Ứng dụng lý thuyết đường cong nụ cười, các nhà nghiên cứu đã biểu diễn chuỗi giá trị dệt may thế giới hiện nay gồm 5 mắt xích chính như hình 1.1

Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

(Nguồn: Nguyễn Thị Hường, Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, 2010)

Mắt xích 1 - Thiết kế: đây là khâu có tỉ suất lợi nhuận cao và rất thâm dụng tri

thức. Các nước tiên tiến trong ngành dệt may sau khi dịch chuyển hoạt động sản xuất sang các nước đang hoặc kém phát triển thì sẽ tập trung vào khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra thương hiệu nổi tiếng và đạt tỉ suất lợi nhuận cao.

Mắt xích 2 - Sản xuất nguyên phụ liệu: đây là mắt xích hỗ trợ cho ngành may

và là khâu thâm dụng đất đai và vốn. Nguyên phụ liệu được chia làm 2 phần: bao gồm nguyên vật liệu chính (các loại vải), và phụ liệu (chỉ may và các vật liệu dựng như nút, dây kéo, dây thun…). Sản xuất nguyên liệu chính cần sự hợp tác của 2 ngành sản xuất sợi và ngành dệt nhuộm.

Mắt xích 3 - May: đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại chiếm tỉ

suất lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi, từ 10 - 15% (Jocelyn Trần, 2011). Các nước mới gia nhập ngành và có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ như Việt Nam, Pakistan, Bangladesh, Philippines…nhận may gia công cho các thương hiệu từ các nước phát triển. Tỉ suất lợi nhuận cao thấp khác nhau tùy thuộc vào phương thức xuất khẩu mà doanh nghiệp áp dụng. Có 4 phương thức xuất khẩu mà các nhà gia công thường áp dụng là CMT, FOB, ODM và OBM.

CMT (Cut – Make – Trim): đây là phương thức xuất khẩu đơn giản nhất của ngành dệt may và mang lại giá trị gia tăng thấp nhất. Người mua cung cấp cho doanh

nghiệp gia cơng tồn bộ đầu vào để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu, vậnchuyển, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể; các nhà sản xuất chỉ thực hiện việc cắt, mayvà hoàn thiện sản phẩm. Các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam đang thực hiện theo phương thức này.

OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing): FOB là phương thức xuất khẩu ở bậc cao hơn so với CMT; đây là hình thức sản xuất theo kiểu “mua nguyên liệu, bán thành phẩm”. Có 3 cấp FOB như sau:

FOB cấp I: các doanh nghiệp gia công sẽ mua nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp do khách hàng chỉ định, ở Việt Nam thường được chỉ định mua từ các nhà cung ứng ở Trung Quốc.

FOB cấp II: các doanh nghiệp gia cơng tự do hơn trong việc tìm kiếm nhà cung ứng cho nguyên vật liệu đầu vào. Đối với các nước có thể tự sản xuất nguyên vật liệu đầu vào, các nhà gia công sẽ ưu tiên dùng nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng trong nước vì các lợi thế về giá cả, kiểm sốt chất lượng, vận chuyển…

FOB cấp III: doanh nghiệp khơng cịn chỉ gia cơng mà cịn tự thiết kế và sản xuất sản phẩm của những thiết kế riêng của mình. Ờ mức độ này, doanh nghiệp cần có khả năng thiết kế và cả khâu hậu cần.

ODM (Original Design Manufacturing): dựa trên nền tảng của FOB cấp III, đến phương thức này các doanh nghiệp có thể thiết kế và hồn thiện khâu sản xuất để bán lại cho người mua - thường là các thương hiệu lớn trên thế giới.

OBM (Original Brand Manufacturing): phương thức này phổ biến ở các nước phát triển nhiều hơn là các nước gia công sản xuất. Đây là sân chơi cho các hãng sản xuất, các thương hiệu lớn trên thế giới tự thiết kế và ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong và ngồi nước cho thương hiệu riêng của mình.

Mắt xích 4 - mạng lưới xuất khẩu: được kiểm soát bởi các nhà bn, đóng vai

trị trung gian kết hợp giữa nhà may mặc, nhà thầu phụ và các nhà bán lẻ trên thị trường. Đây cũng là khâu thâm dụng tri thức và mang lại lợi nhận cao.

nhuận khổng lồ, khoảng 70% (Hồ Tuấn, Tạp chí cơng nghiệp, 2011) và được kiểm sốt bởi các nhà bán lẻ nổi tiếng thế giới. Thường thì các nhà phân phối này chính là các nhà thiết kế lớn hay là các chủ sở hữu thương hiệu nổi tiếng trong ngành thời trang thế giới.

Trong 5 mắt xích trên thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu đảm nhiệm mắt xích 3, thâm dụng lao động nhưng lại mang về lợi nhuận ít nhất. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu xuất khẩu theo hình thức CMT và FOB cấp I. Một số ít các doanh nghiệp lớn đang phát triển FOB cấp II và cấp III, nhưng số lượng này khơng nhiều (chi tiết sẽ được phân tích ở chương 3). Các chủ sở hữu thương hiệu lớn và nổi tiếng trên thế giới đang đảm nhiệm mắt xích 1 và 5 - đó là 2 mắt xích tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ. Chính vì lý do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải xây dựng thương hiệu và phát triển giá trị thương hiệu nếu muốn tồn tại và phát triển trong ngành dệt may.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)