Lịch sử ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 2 : CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA COACH

3.1. Lịch sử ngành dệt may Việt Nam

3.1.1. Giai đoạn trước năm 1986:

Người Việt Nam vốn nổi tiếng về sự khéo léo và tỉ mỉ đối với các sản phẩm thủ công. Để phát triển thế mạnh đó, ngay từ năm 1954, sau khi hịa bình được lập lại, miền Bắc được hồn tồn giải phóng, Đảng và Chính phủ ta đã quan tâm tạo điều kiện đầu tư phát triển, cải tạo và xây dựng được một loạt nhà máy có cơng suất lớn như: Dệt 8-3, Dệt Nam Định, May 10…và hàng loạt các hợp tác xã, tổ sản xuất thủ công. Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, hàng loạt nhà máy mới được đầu tư xây dựng như Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế, May Việt Tiến, May Nhà Bè…Tuy nhiên, trong giai đoạn này ngành may Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế do cơ chế tập trung của nền kinh tế. Các doanh nghiệp chỉ sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao mà khơng có sự cạnh tranh. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang các nước Đông Âu.

3.1.2. Giai đoạn từ 1986 đến 1997:

Trước năm 1990, các doanh nghiệp bấy giờ quen với việc được nhà nước cấp vốn, nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu nhà nước đề ra, đầu ra được bao tiêu toàn bộ, nên khi Việt Nam chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, và khi thị trường xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp đổ, các doanh nghiệp này bắt đầu lộ ra những nhược điểm: quy mô sản xuất nhỏ, thiếu vốn hoạt động, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, kỹ năng tổ chức sản xuất không khoa học….Nhiều doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến phá sản.

Trong giai đoạn này cịn có những điểm đáng chú ý về chính sách vĩ mơ của nhà nước và Chính phủ như Luật đầu tư nước ngồi vào Viêt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài được ban hành đã thu hút được một lượng vốn lớn, chủ yếu là đầu tư trực tiếp (FDI) theo mơ hình liên doanh. Từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận với công nghệ tiên tiến, hiện đại, phương thức quản lý kinh

doanh và quản lý sản xuất mới từ nước ngoài. Sự thay đổi trong điều kiện sản xuất dẫn đến năng suất cao, sản lượng nhiều, sản phẩm đầu ra cần được tiêu thụ trên nhiều thị trường. Chính vì thế, nhà nước chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ ngoại giao và thương mại với các nước khác trên thế giới như EU, Nhật Bản , ASEAN…thông qua việc nộp đơn gia nhập WTO (1994), ASEAN (1995), ASEM (1996)….Đây chính là nguồn gốc tạo nên sự phát triển vượt bậc cho ngành may từ mơ hình dệt may nhỏ lẻ.

3.1.3. Giai đoạn từ năm 1998 đến nay

Nhờ việc tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà dệt may Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển ra thị trường trên thế giới. Tháng 11/1998, Việt Nam được kết nạp vào APEC và Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực từ tháng 12/2001. Nhờ đó từ kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 2 tỷ USD trong năm 2001, trong các năm sau đó, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đã tăng trưởng trung bình gần 1 tỷ USD/năm. Sau đó, nhờ có việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, và việc ký hàng loạt các FTA như ASEAN - Nhật Bản, ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu…kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tăng trung bình 2 tỷ USD/năm, kể cả trong giai đoạn suy thoái kinh tế 2008 - 2009 (Đỗ Khắc Dũng, Tập đoàn Dệt May Việt Nam).

Trong các năm gần đây, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được mở rộng với việc Việt Nam liên tục tham gia các Hiệp định thương mại quốc tế như Việt Nam - Hàn Quốc tháng 12/2015; Hiệp định Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu tháng 10/2016. Đặc biệt, Hiệp định đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) được ký chính thức vào ngày 8/3/2018 bao gồm 11 quốc gia thành viên. Đây là một cơ hội lớn, đem lại lợi ích và tiềm năng tăng trưởng lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Lợi ích mà Việt Nam kỳ vọng được hưởng từ CPTPP bao gồm GDP tăng 1.32%, xuất khẩu với CPTPP tăng thêm 4%, nhập khẩu tăng 3.8%. Trong đó, lĩnh vực được hưởng lợi nhất bao gồm các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày…(Cập nhật thông tin ký kết Hiệp định CPTPP, FPTS, 2018). Bảng 3.1, phụ lục 7, thể hiện kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam tới các quốc gia CPTPP năm 2017 và 2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)