CHƯƠNG 2 : CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA COACH
3.3. Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt vẫn chưa xây dựng được những thương
3.3.3.2. Năng lực sản xuất:
Ngành may của Việt Nam đạt được mức tăng trưởng sản lượng cao, phát triển mạnh từ 2002 đến nay với mức tăng trưởng trung bình mỗi năm đến 20%. Sau cuộc
khủng hoảng kinh tế 2008, xuất khẩu dệt may chựng lại 1 năm nhưng sau đó phục hồi và duy trì tăng trưởng ổn định cho đến nay. Cụ thể tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may năm 2018 đạt 16,01% - là mức tăng cao nhất trong mấy năm gần đây (năm 2015 tăng 12,1%, năm 2016 tăng 4,07%, năm 2017 tăng 10,8%) (Thống kê của Tổng cục Hải quan, 2018).
Về chủng loại sản phẩm, nhờ vào lao động khéo léo của những người thợ lành nghề, Việt Nam có thể sản xuất đa dạng các mặt hàng từ áo sơ mi, áo khoác, quần dài, quần áo thể thao tới đồ thun, quần áo lót, váy đầm thời trang và áo vest…
Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu ở cơng đoạn sản xuất, chủ yếu theo phương thức gia công đơn giản nên giá trị gia tăng còn thấp, thiếu khả năng cung cấp trọn gói do thiếu và yếu trong khâu thiết kế cũng như tìm nguồn nguyên vật liệu. Tỷ lệ xuất khẩu hàng may mặc theo phương thức gia công CMT vẫn chiếm chủ yếu khoảng 65%, xuất khẩu theo phương thức FOB khoảng 30% (trong đó FOB cấp I chiếm 20% và cấp II chiếm 10%), và chỉ có 5% theo phương thức ODM. (thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, 2015).
Trung bình một sản phẩm may mặc có giá bán trên thị trường là 100 USD thì 9,35 USD là chi phí sản xuất, trong đó lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần của bên gia công theo phương thức CMT lần lượt là 2,61 USD và 0,4 USD, tương ứng với 20% và 3% giá giao lại cho hãng. Trong khi đó, lợi nhuận thuần của hãng xấp xỉ 5,7 USD và của nhà bán lẻ xấp xỉ là 1,7 USD (FPTS tổng hợp, 2017). Như vậy có thể thấy khâu thâm dụng lao động nhất mà Việt Nam đang đảm nhận mang lại lợi nhuận thuần thấp nhất, chỉ bẳng 1/15 lợi nhuận của hãng và 1/4,5 lần lợi nhuận của nhà bán lẻ.
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng theo FOB cũng chủ yếu ở mức FOB cấp I nên giá trị gia tăng của ngành còn thấp, chỉ chiếm khoảng 20% so với kim ngạch xuất khẩu, tỉ suất lợi nhuận chỉ khoảng 5-10% và phải nhập khẩu đến 70 - 90% nguyên phụ liệu. Hiện nay trong nước chỉ có khoảng 10-15 doanh nghiệp Việt Nam có khả năng làm FOB cấp II đạt tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của các nhà mua thế giới, như công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, Phong Phú. Hạn chế lớn nhất khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa làm được FOB chính là do các nhà may ở Việt Nam không
chủ động được nguyên vật liệu đầu vào trong nước mà chủ yếu là dựa vào nhập khẩu. Từ đó khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải một số rủi ro: rủi ro về thời gian và chất lượng nguyên phụ liệu trong quá trình vận chuyển, rủi ro trong việc tìm nguyên phụ liệu thay thế trong trường hợp sản phẩm bị lỗi ảnh hưởng tới hợp đồng giao hàng….Hình dưới đây cho thấy việc nhập khẩu nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam như thế nào.
Hình 3.2: Thời gian sản xuất các đơn hàng may mặc trung bình tại Việt Nam
(Nguồn: FPTS tổng hợp, 2017)
Đối với hàng may mặc, thời gian sản xuất cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp gia cơng để giành lấy đơn hàng từ các khách hàng quốc tế. Thời gian sản xuất càng ngắn thì càng đáp ứng được kế hoạch bán hàng của khách hàng và tiết kiệm chi phí lưu kho lưu bãi, nhất là đối với những mặt hàng mang tính thời vụ, theo mùa, ví dụ như áo khốc mùa đơng hay hàng đồng phục học sinh để phục vụ cho mùa tựu trường. Thời gian sản xuất trung bình của hàng may mặc Việt Nam là 60-90 ngày, ngắn hơn so với Bangladesh và Campuchia (80-120 ngày), nhưng lại dài hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan (40-90 ngày). Nhìn chung, nguyên nhân của sự chênh lệch về thời gian chủ yếu như thế là do sự khác biệt về thời gian nhập khẩu và vận chuyển nguyên vật liệu về Việt Nam và cách thức xử lý đơn hàng của Việt Nam còn yếu.
Thứ nhất, thời gian nhập khẩu nguyên vật liệu: do Việt Nam đa số nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan nên thời gian sản xuất bị kéo dài so với Trung Quốc và Ấn Độ, vì hai nước này là nơi có thể chủ động nguồn nguyên vật liệu đầu vào. Ngoài ra, do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài và chất lượng nguyên liệu cũng bị chỉ định theo tiêu chuẩn sản phẩm của nguyên liệu ngoại nhập nên khi có rủi ro xảy ra, các doanh nghiệp may Việt Nam thường rất khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu thay thế từ trong nước.
Thứ hai, về cách thức xử lý đơn hàng: sau khi nhận được đơn hàng, các xí nghiệp sản xuất cần tính tốn định mức để ra đơn giá và phát triển mẫu. Sau khi hoàn thành mẫu, nhà máy cần nộp lại mẫu cho khách hàng kiểm tra và duyệt trước khi đi vào sản xuất đại trà. Việc gửi mẫu qua lại giữa nhà máy và khách hàng mất rất nhiều thời gian, nhất là đối với những trường hợp khách hàng khơng có văn phịng đại diện tại Việt Nam, phải làm việc thông qua bên thứ ba, hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam khơng có chức năng kiểm và duyệt mẫu. Ngồi ra, do đa số những xí nghiệp may của Việt Nam là xí nghiệp nhỏ nên rất ít nhân viên biết tiếng Anh. Việc này gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác giao tiếp qua lại để phát triển mẫu mã và đơn hàng giữa nhà máy và khách hàng nước ngồi. Thậm chí ở một số nhà máy, nhân viên kỹ thuật không thể đọc được tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh mà phải nhờ phiên dịch trợ giúp, gây mất thời gian rất nhiều ở cơng đoạn định hình, phát triển mẫu mã, ảnh hưởng tới thời gian sản xuất về sau. Tại Trung Quốc, Ấn Độ, hình phác họa thiết kế được trao đổi giữa hai bên thông qua hệ thống sơ đồ thiết kế 3D nên tiết kiệm được thời gian đáng kể.
Như vậy, nếu Việt Nam chủ động được nguồn nguyên vật liệu trong nước và cải tiến được phương thức xử lý đơn hàng thì lợi thế cạnh tranh sẽ tăng lên đáng kể.
Ngồi ra, nếu so sánh mắt xích sản xuất ngành dệt may Việt Nam so với thế giới, ta có thể thấy trong khi ngành dệt may Việt Nam đang ở mức may gia cơng là chủ yếu thì các nhà sản xuất trên thế giới đang cạnh tranh với nhau bằng cách dịch chuyển lên phương thức FOB cấp III hay ODM nhằm đáp ứng những thay đổi quan trọng trên thị trường dệt may thế giới. Muốn thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và từng bước xây dựng được thương hiệu, các doanh nghiệp cần phải khắc phục những hạn chế và nâng cao năng lực để sản xuất dưới dạng FOB, ODM.