Bước 2: Chuyển dần hoạt động sản xuất từ phương thức FOB cấp II sang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 99 - 100)

CHƯƠNG 2 : CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA COACH

3.4.2. Bước 2: Chuyển dần hoạt động sản xuất từ phương thức FOB cấp II sang

cấp II sang FOB cấp III và ODM

Hình 3.4 (phụ lục 8) cho thấy giá trị gia tăng thu được sẽ thay đổi theo hướng đi lên khi dịch chuyển phương thức xuất khẩu từ hình thức thấp nhất OEM sang hình thức cao nhất OBM. Từ đó cũng cho thấy địi hỏi về năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu cũng tăng dần, từ sản xuất đơn giản sang nghiên cứu, phát triển sản phẩm và định hình giá trị thương hiệu. Để có thể đáp ứng nhu cầu của hai hình thức này (FOB cấp III và ODM), các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải có khả năng sáng tạo để thiết kế mẫu mã và cả công tác marketing hậu cần.

Thứ nhất, đối với khả năng thiết kế, khơng cịn cách nào khác là tập trung đầu

tư vào giáo dục, khuyến khích khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực ở mọi cấp học. Công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành dệt may thông qua hoạt động xây dựng và phát triển trường lớp đào tạo đội ngũ thiết kế cần được quan tâm đúng cách và đúng mực.

Thứ hai, đối với công tác marketing và hậu cần, sử dụng các phương tiện truyền

thông là cách làm hiệu quả nhất để xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Ngày nay, hơn 90% người tiêu dùng có xu hướng tìm hiểu thơng tin sản phẩm thông qua internet. Sử dụng các cơng cụ tìm kiếm và website để quảng bá thương hiệu và sản phẩm là cách làm hiệu quả nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Các doanh nghiệp dệt may Việt cần đẩy mạnh hơn nữa kênh phân phối này để mang thương hiệu và sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra, cần thiết lập kênh phân phối hợp lý để làm cầu nối đưa sản phẩm vươn ra thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn. Kênh phân phối cần đi đúng hướng theo phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu để làm sao cho họ dễ tiếp cận nhất. Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang tìm kênh phân phối cho sản phẩm quần áo đi chơi và đi làm, phục vụ cho các bạn trẻ tuổi teen và giới văn phịng cơng sở thì kênh phù hợp là bán sản phẩm online thông qua website, facebook, livestream giới thiệu và bán sản phẩm…. Ngược lại, những đối tượng khách hàng như các bà nội trợ hay những người lớn tuổi U60 trở lên, ít tiếp xúc với Internet thì những kênh truyền thơng khác như ti vi, báo giấy hay đài phát thanh, các cửa hàng thời trang trong các trung tâm mua sắm, siêu thị… sẽ là

những kênh tiếp thị mang hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)