Những yếu tố cốt lõi làm nên sự khác biệt và nổi tiếng cho thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 76 - 78)

CHƯƠNG 2 : CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA COACH

2.5. Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Coach trong 6 năm gần đây (

2.5.3. Những yếu tố cốt lõi làm nên sự khác biệt và nổi tiếng cho thương hiệu

thuộc thương hiệu Coach trên toàn cầu, bao gồm doanh số bán hàng trực tiếp tới các khách hàng cá nhân qua các cửa hiệu của Coach, bán hàng qua mạng, bán hàng qua các đại lý bán buôn và thông qua các nhà phân phối độc lập. Thương hiệu Coach mang lại 71.8% trong tổng doanh thu ròng 5880 triệu usd của Tapestry vào năm tài chính 2018. (Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Tapestry năm 2018)

Thương hiệu Kate Spade: bao gồm doanh thu chủ yếu từ việc bán sản phẩm của thương hiệu Kate Spade New York trên toàn cầu tới các khách hàng cá nhân qua các cửa hiệu bán lẻ của Kate Spade, qua Internet, bán sỉ cho các nhà bán buôn và các đại lý phân phối độc lập. Thương hiệu Kate Spade mang lại 21.8% trong tổng doanh thu rịng của Tapestry vào năm tài chính 2018.

Thương hiệu Stuart Weitzman: bao gồm doanh thu chủ yếu từ việc bán sản phẩm của thương hiệu Stuart Weitzman trên toàn cầu tới các khách hàng cá nhân qua các cửa hiệu bán lẻ của Stuart Weitzman, qua Internet, bán sỉ cho các nhà bán buôn và các đại lý phân phối độc lập trên toàn thế giới. Thương hiệu này mang lại 6.4% trong tổng doanh thu ròng của Tapestry vào năm tài chính 2018.

Như vậy có thể thấy, thương hiệu Coach vẫn là đứa con đắc lực nhất trong ba thương hiệu con, mang lại nguồn thu lợi nhuận chính cho công ty mẹ. Với sự nỗ lực phát triển không ngừng, Coach không chỉ dừng lại ở một thương hiệu đơn lẻ, mà cơng ty đã ghi tên mình như một trong những công ty hàng đầu New York chuyên thiết kế phụ kiện thời trang xa xỉ, hiện đại và là chủ sở hữu của các thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn trong ngành thời trang.

2.5.3. Những yếu tố cốt lõi làm nên sự khác biệt và nổi tiếng cho thương hiệu Coach: thương hiệu Coach:

Sản phẩm của Coach - đó là một sự pha trộn đặc biệt giữa phong cách thời trang Mỹ cổ điển và tinh thần năng động đặc thù của New York, kết hợp hai yếu tố này, sản phẩm của thương hiệu được chào đón vì ở đó người ta có được sự kết hợp hồn hảo giữa mốt thời trang và cơng năng của sản phẩm, mang tính thực tế và được làm một cách khéo léo, mang đến giá trị tuyệt vời cho người sử dụng.

Vị trí dẫn đầu thị trường với khả năng nhận dạng thương hiệu ngày càng tăng trên khắp thế giới - Coach là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới trong ngành túi xách và phụ kiện thời trang cao cấp. Danh tiếng và hình ảnh lâu năm của thương hiệu được gây dựng và phát triển bền vững qua sự bùng nổ về số lượng sản phẩm, kênh phân phối bán hàng và thị trường hoạt động mang tầm quốc tế của thương hiệu.

Lòng trung thành của khách hàng - Khách hàng của Coach có một sự duy trì kết nối rất mạnh mẽ với thương hiệu. Nhiệm vụ của Coach mỗi ngày là phải luôn cố gắng tiếp tục duy trì và thúc đầy mối quan hệ với khách hàng qua việc củng cố và làm mạnh thêm tình cảm và lịng trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu.

Cải tiến không ngừng - lấy khách hàng làm trung tâm: công ty luôn lắng nghe khách hàng của họ thông qua việc tiến hành nghiêm túc các cuộc nghiên cứu tâm lý và khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng. Để thật sự hiểu về tồn cầu hóa và những tác động có liên quan của nó đến việc kinh doanh của thương hiệu, cơng ty cần phải hiểu tình hình từng địa phương ở từng thị trường cụ thể, tìm hiểu về khách hàng của mình ở mỗi khu vực mình bán sản phẩm. Coach ln ln dự đốn trước nhu cầu của khách hàng sẽ thay đổi ra sao và tìm mọi cách đáp ứng được nhu cầu ấy thông qua việc làm mới và tạo ra sức hấp dẫn người tiêu dùng trong từng sản phẩm.

Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu một cách thành cơng của Coach chính là bài học cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam noi theo. Tuy điểm xuất phát của Coach và ngành dệt may Việt Nam là không tương đồng, nhưng các doanh nghiệp Việt vẫn hồn tồn có thể cố gắng từng bước cải thiện vị thế của mình trong chuỗi giá trị dệt may tồn cầu để xây dựng thương hiệu riêng cho mình trong tương lai. Tác giả xin phân tích cụ thể tình hình xây dựng thương hiệu và những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại ở các doanh nghiệp dệt may nước ta trong chương 3.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM VÀ VIỆC VẬN DỤNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ COACH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)