Khâu xuất khẩ u marketing và phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 92 - 94)

CHƯƠNG 2 : CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA COACH

3.3. Nguyên nhân các doanh nghiệp Việt vẫn chưa xây dựng được những thương

3.3.4. Khâu xuất khẩ u marketing và phân phối

Hình 3.3. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu

(Nguồn: Dang Nhu Van (2005), Vietnamese T&G Firms in the Global Value Chain)

Đối với hàng may mặc xuất khẩu, hoạt động phân phối và marketing của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa phát triển và đang phụ thuộc nhiều vào các nhà bn nước ngồi. Theo kết quả nghiên cứu của Dang Nhu Van 2005, có rất ít các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể tiếp xúc và lấy hợp đồng trực tiếp từ các nhà bán lẻ sở hữu các thương hiệu lớn trên thế giới. Đa phần các doanh nghiệp Việt vẫn phải thông qua các nhà cung cấp khu vực hay các nhà buôn đến từ Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc để có các hợp đồng gia cơng. Một số doanh nghiệp dệt may thì thơng qua các văn phịng đại diện của các thương hiệu để tiếp xúc lấy đơn hàng như hợp đồng gia công cho các hãng Under Armor, Columbia, Decathlon hay Zara…sau đó gia cơng và xuất khẩu trực tiếp cho hãng tại nước ngồi. Nói cách khác, các doanh nghiệp Việt chỉ dừng lại ở khâu sản xuất rồi hoàn thiện và xuất khẩu sản phẩm, mà khơng có khái niệm gì về hoạt động xúc tiến thương mại và phân phối những sản phẩm đó tới tay người tiêu dùng cuối cùng thơng qua các chuỗi bán lẻ. Một vài doanh nghiệp xuất khẩu dệt may lớn ở thành phố Hồ Chí Minh nói rằng họ có mối liên kết với các nhà bn ở Hàn Quốc và Đài Loan nhưng họ cũng không biết các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm của họ ở đâu trên thế giới (Khalid Nadvi và John T.Thoburn, 2004). Chính khoảng cách rất xa từ nhà sản xuất Việt Nam tới các doanh nghiệp bán lẻ cuối cùng đã làm cho lợi nhuận của các công ty may mặc trong nước chiếm một phần rất bé trong giá bán sản phẩm, đồng thời gây khó khăn

cho việc nắm bắt xu hướng thời trang thế giới do sự thiếu liên kết với người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với hàng may mặc tiêu thụ trong nước, hoạt động phân phối được thực hiện bởi một số thương hiệu Việt quen thuộc với người tiêu dùng như: NEM, Eva de Eva, Chic-land, Ivy, Elise, Ninomax, Canifa, Aristino….Tuy nhiên, nếu những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới thâm nhập thị trường Việt Nam thì những thương hiệu Việt vẫn còn những điểm yếu nhất định so với hoạt động phân phối và marketing của họ.

Như vậy, có thể thấy hai mắt xích quan trọng nhất và tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất là khâu thiết kế và khâu phân phối sản phẩm thì các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu và yếu rất nhiều. Đây cũng là hai mắt xích giúp tạo dựng được thương hiệu cho các sản phẩm trong ngành may mặc. Vì thế, các doanh nghiệp Việt muốn có các thương hiệu riêng của mình để tiếp cận với các nhà bán lẻ trên tồn cầu thì cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, nắm bắt được các mắt xích quan trọng để tạo dựng thương hiệu, chứ không chỉ gia công ở mức độ thấp như hiện nay.

3.4. Khuyến nghị phương hướng và giải pháp xây dựng, phát triển thương hiệu cho ngành dệt may Việt Nam

3.4.1. Bước 1: Chuyển dần hoạt động sản xuất từ phương thức CMT sang FOB cấp I và cấp II.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)