Các yếu tố cấu thành thương hiệu phần vô hình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 25 - 27)

7 .Bố cục của đề tài

1.1. Tổng quan về thương hiệu

1.1.2.2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu phần vô hình:

Ngoài những yếu tố hữu hình được xem như là “phần xác”, thì thương hiệu còn được tạo nên bởi “phần hồn”, đó là những yếu tố vô hình nhưng lại là thứ có thể đọng lại trong người tiêu dùng nhiều nhất về thương hiệu. Khác với các yếu tố hữu hình được tạo nên bởi các thao tác kỹ thuật, các tác động từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, thì các yếu tố vô hình chính là sự trải nghiệm của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

Dưới đây là một số yếu tố vô hình chính của thương hiệu.

Tầm nhìn và sứ mạng của thương hiệu:

Tầm nhìn của thương hiệu được ví như một kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một thông điệp ngắn gọn, xuyên suốt và định hướng cho sự phát triển của thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ qua phân tích định vị giữa hiện tại và tương lai, nó chi phối cả những hoạt động của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Mục tiêu của từng thời kỳ có thể thay đổi nhưng tầm nhìn chung là dài hạn và không bao giờ thay đổi. Tất cả các thành tích đạt được trong từng thời kỳ là từng nấc thang bước lên để chạm được mục đích cao nhất mà tầm nhìn thương hiệu đã được đặt ra. Tầm nhìn mang tính lựa chọn một giá trị cốt lõi nhất, tuyệt vời nhất của một thương hiệu, từ đó tạo sức ảnh hưởng lan tỏa đến những thuộc tính nổi trội khác nhau của thương hiệu.

Sứ mạng thương hiệu là dùng để chỉ ra mục đích, ý nghĩa, lý do cho sự ra đời và tồn tại của thương hiệu đó trên thị trường, trong cộng đồng. Việc xác định một bản tuyên bố sứ mệnh đúng đắn có vai trò rất lớn tạo nên sự thành công của thương hiệu. Sứ mạng tạo cơ sở cho tầm nhìn, chiến lược, chiến thuật để đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong công ty. Mặt khác sứ mạng thương hiệu giúp tạo dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu trước công chúng, và tạo ra sức hấp dẫn đối với các bên có liên quan như: khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, các đối tác, chính phủ…..

Tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu có một số vai trò như:

- Thống nhất mục đích phát triển của doanh nghiệp, từ đó tạo tính nhất quán trong đường lối lãnh đạo, định hướng sử dụng nguồn lực sao cho hợp lý.

- Xây dựng thước đo cho sự phát triển và thành công của thương hiệu, tạo tiền đề cho việc xây dựng các mục tiêu phát triển.

- Động viên và thuần phục nhân viên hành động hướng tới mục tiêu phát triển chung.

Cá tính của thương hiệu:

Tốc độ phát triển kinh tế thế giới và số lượng các thương hiệu cạnh tranh trong cùng một ngành đang tăng lên với tốc độ chóng mặt. Để thương hiệu của mình không bị vùi lấp như một hạt cát bé nhỏ trên sa mạc bao la, mỗi một doanh nghiệp cần phải tạo ra chất riêng cho thương hiệu của mình. Yếu tố này được gọi là cá tính hay bản sắc thương hiệu. Chính điều này tạo nên giá trị của thương hiệu,bao gồm những đặc điểm, tính chất nổi bật và tích cực mà khách hàng sẽ liên tưởng đến ngay tức khắc khi nhìn thấy logo hoặc nghe tên thương hiệu, sự tin tưởng đối với thương hiệu cũng như sự trung thành với sản phẩm cùng nhãn hiệu đó. Yếu tố này còn được gọi là “sự liên tưởng thương hiệu”. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần tập trung xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, các chiến lược quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng, khiến họ có ấn tượng về chất lượng, đặc tính cá biệt của sản phẩm, văn hóa doanh nghiệp…

Hình ảnh thương hiệu:

Hình ảnh thương hiệu được hình thành từ cá tính thương hiệu. Chỗ khác ở đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)