Chiến lược marketing hỗn hợp (4P)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 34 - 35)

7 .Bố cục của đề tài

1.2. Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu

1.2.3.1. Chiến lược marketing hỗn hợp (4P)

Muốn xây dựng và phát triển thương hiệu vững mạnh, doanh nghiệp cần đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu, gắn kết khả năng cung ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần đề ra chính sách tổng hợp nhiều yếu tố trong một chương trình thống nhất bằng chiến lược marketing hỗn hợp gồm 4 yếu tố: sản phẩm (Product), giá cả (Price), phân phối (Place) và xúc tiến (Promotion).

Sản phẩm: là công cụ cơ bản nhất trong marketing hỗn hợp. Sản phẩm được

hiểu là những hàng hố hữu hình và dịch vụ được doanh nghiệp đưa ra giao dịch trên thị trường. Các yếu tố liên quan đến sản phẩm bao gồm: chất lượng sản phẩm, mẫu mã, tính năng, nhãn hiệu, bao bì và cung cách phục vụ.

Giá cả: là số tiền mà khách hàng phải thanh tốn cho sản phẩm. Với một chính

sách giá phù hợp, khách hàng sẽ cảm nhận được sự tương xứng giữa số tiền mà họ thanh toán và giá trị mà sản phẩm mang lại. Tuỳ theo từng mục tiêu mà doanh nghiệp đang theo đuổi, người ta có thể sử dụng đồng thời một hoặc một vài chính sách giá.

Phân phối: là những hoạt động khác nhau mà doanh nghiệp tiến hành nhằm đưa

sản phẩm ra thị trường để khách hàng có thể tiếp cận và mua các sản phẩm đó. Phân phối bao gồm các hoạt động xác định các kênh phân phối, lựa chọn các trung gian tiêu thụ, xác định thị phần của sản phẩm trong hiện tại, khả năng chiếm lĩnh thị trường trong tương lai, bố trí lực lượng bán hàng phù hợp theo từng khu vực thị trường, kiểm

soát lượng hàng hoá dự trữ…

Xúc tiến: bao gồm những hoạt động khác nhau mà doanh nghiệp thực hiện nhằm

thông tin và cổ động cho sản phẩm của mình đến thị trường mục tiêu. Đây là một công cụ rất quan trọng, giúp khách hàng hiểu về những giá trị của sản phẩm, tạo ấn tượng trong tiêu dùng và thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp này mà từ chối sản phẩm của doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược xây dựng thương hiệu của coach và bài học cho các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)