5. Phương pháp nghiên cứu:
3.2. Thực trạng xây dựng chiến lược thương hiệu tại các doanh nghiệp dệt may
dệt may Việt Nam
dệt may Việt Nam Khoảng 30% số lượng doanh nghiệp đã được nhiều nhà nhập khẩu biết đến tên với nhiều mức độ khác nhau thông qua quan hệ xuất nhập khẩu và đặt hàng thường xuyên. Tuy nhiên, ngay kể cả khi hàng dệt may Việt Nam luôn nằm trong top 5 nước xuất khẩu dệt may hàng đầu, thì người tiêu dùng khắp thế giới hầu như không nhớ đến thương hiệu dệt may nào của Việt Nam. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp Việt Nam hầu như chỉ thực hiện gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Việc xuất khẩu sản phẩm bằng chính thương hiệu Việt đến tay người tiêu dùng cuối cùng vẫn là một mục tiêu khá xa vời với các doanh nghiệp trong nước.
Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là do các doanh nghiệp Việt không đủ năng lực tài chính cũng như chưa thật sự chú ý đến việc xây dựng thương hiệu và quảng bá thương hiệu sản phẩm ra nước ngoài. Còn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì không mặn mà với việc xây dựng thương hiệu ở Việt Nam mà chủ yếu là sử dụng thương hiệu của công ty mẹ tại nước ngoài.
3.2.2. Công tác xây dựng chiến lược thương hiệu chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức tâm và đầu tư đúng mức
Theo một khảo sát được thực hiện trên 40 doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam, thì chỉ có 3 đơn vị là đã hình thành chiến lược xây dựng thương hiệu dài hạn, còn lại đa số các doanh nghiệp chỉ có những hoạt động quảng bá trước mắt. Nhận thức về giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp Việt còn chưa sâu sắc và toàn diện.