7. Cấu trúc của luận văn
1.2.3. Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ mẫu giáo
Khái niệm ngôn ngữ
cũng rất phức tạp đối với giới nghiên cứu cũng như người sử dụng. Ngôn ngữ được hiểu theo các cấp độ sau: ngôn ngữ là lời nói, chữ viết, cách biểu hiện của một cá nhân; ngôn ngữ là tiếng nói, chữ viết của một dân tộc; ngôn ngữ là tiếng nói và chữ viết của loài người.
Nhà nghiên cứu Hoàng Phê cho rằng: “Ngôn ngữ là một hệ thống phức tạp, được con người hay động vật sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau, cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng một hệ thống như vậy. Là hệ thống thông tin liên lạc được sử dụng bởi một cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể, cách thức hoặc phong cách của một đoạn văn bản hoặc lời nói. Ngành khoa học nghiên cứu về ngôn ngữ được gọi là ngôn ngữ học” [33, tr.439].
Tác giả Nguyễn Thị Huệ nêu quan điểm: “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ là làm công cụ giao tiếp và công cụ tư duy. Đối với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ quan trọng để trẻ giao tiếp với người lớn, hình thành những biểu tượng đầu tiên về thế giới xung quanh và xã hội loài người” [28, tr.31].
Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, chúng ta nên hiểu một cách thống nhất rằng: Ngôn ngữ là tập hợp lời nói, chữ viết được cơ cấu, một tổ chức chặt chẽ có hệ thống mà con người sử dụng trong quá trình tư duy, giao tiếp để định hình, để biểu hiện và trao đổi thông tin.
Bên cạnh đó, chúng ta cần làm rõ quan điểm về ngôn ngữ trẻ mẫu giáo. Rõ ràng nằm trong cái chung của hệ thống ngôn ngữ xã hội, ngôn ngữ trẻ mẫu giáo đương nhiên phải mang những đặc điểm, cơ chế riêng. Do ảnh hưởng của những bản chất và đặc điểm nhận thức, tâm, sinh lý lứa tuổi. Theo chúng tôi, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo là hệ thống lời nói được hình thành do sự bắt chước từ người lớn (đặc biệt là giáo viên) mang tính sơ khởi, dùng để biểu hiện suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, mong muốn, cảm xúc... của trẻ.
Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
Giáo dục phát triển ngôn ngữ là nội dung, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nền giáo dục quốc dân. Ở độ tuổi càng nhỏ thì công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ càng quan trọng, đóng vai trò quyết định đối với quá trình hình thành và hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ cần thiết cho con người.
Giáo dục là quá trình dạy dỗ, đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hòa nhập vào đời sống xã hội, hoạt động lao động sản xuất, bằng cách tổ chức truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước (thầy cô giáo). Giáo dục là tập hợp các tác động sư phạm đến người học với tư cách là một đối tượng giáo dục. Giáo dục là hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra lực lượng lao động mới. Ở đây, đối tượng là trẻ từ 3- 6 tuổi.
Giáo dục còn được hiểu là một quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch của một người hay nhóm người làm công tác giảng dạy (giáo viên) nhằm tác
động vào hệ thống nhận thức của người học, để làm phát triển trí thông minh, phát triển khả năng nhận thức phù hợp với thế giới khách quan, và làm phát triển nhận thức của người học. Thông qua hoạt động giáo dục, tạo ra một con người mới, có những phẩm chất phù hợp với yêu cầu được đặt ra.
Giáo dục phát triển ngôn ngữ là quá trình tác động của người dạy đến người học bằng nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục ngôn ngữ đã được nghiên cứu và thử nghiệm một cách có hệ thống, có lộ trình nhằm đạt được những mục tiêu về mặt ngôn ngữ đã đề ra.