Tình hình Giáo dục và đào tạo của huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 48 - 51)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Tình hình Giáo dục và đào tạo của huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam

Công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện luôn được cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo cụ thể bằng các Chương trình, Nghị quyết, Kế hoạch, ... nên trong 5 năm qua giáo dục đã đạt được những thành tựu quan trọng: Công tác huy động, duy trì sĩ số học sinh đạt chỉ tiêu giao; bình quân hàng năm huy động học sinh ra lớp đạt 99,6% và duy trì trên 98%. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, củng cố phù hợp với điều kiện từng vùng, từng trường để đảm bảo tạo điều kiện cho học sinh đến trường, đến lớp. Cơ sở vật chất, thiết bị thường xuyên được đầu tư; xóa dần các phòng học tạm, phòng mượn. Chất lượng giáo dục ngày càng chuyển biến theo chiều hướng tích cực; tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày năm sau cao hơn năm trước; số lượng học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 được học Tin học, ngoại ngữ cơ bản đảm bảo theo quy định. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bố trí tương đối đầy đủ và đồng đều; trong 5 năm (2015-2020) tổ chức 3 đợt xét tuyển viên chức với trên 400 GV các cấp học bổ sung giáo viên cho các trường học còn thiếu để thực hiện nhiệm vụ. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia (ĐCQG) được chú trọng, nhiều trường học được xây dựng khang trang đã góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng chương trình nông thôn mới ở các địa phương. Kết quả phổ cập giáo dục các cấp học luôn được duy trì và giữ vững, xã hội hóa giáo dục có bước phát triển,... nhờ đó huy động được nhiều nguồn lực phát triển giáo dục trên địa bàn huyện trong những năm gần đây.

- Về quy mô mạng lưới trường, lớp học:

Toàn huyện có 41 trường học công lập, không có trường tư thục, dân lập. Toàn huyện có 39 trường học từ cấp học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trực thuộc Phòng Giáo Dục và Đào tạo quản lý. Cụ thể như sau:

+ Giáo dục mầm non: 15 trường (Mẫu giáo: 13, Mầm non: 02).

+ Giáo dục phổ thông: Toàn huyện có 24 trường, trong đó: Tiểu học: 11 trường (05 trường PTDTBT TH, 06 trường Tiểu học); THCS: 10 trường (04 trường PTDTBT THCS, 06 trường THCS); Trường PTDTBT TH&THCS: 03 trường (sáp nhập 03 trường tiểu học và THCS thành trường PTDTBT TH&THCS).

Kết quả huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp năm học 2020-2021: 11.261/11.302 học sinh, đạt tỷ lệ 99,63% (tăng 0,08% so với năm 2019), đạt chỉ tiêu Nghị quyết của Huyện Đảng bộ, HĐND huyện đề ra, cụ thể:

+ Cấp học mầm non có 140 lớp với 3007/3008 cháu, đạt tỷ lệ 99,96%, tăng 0,03% so với năm trước; (trẻ 5 tuổi ra lớp 1032/1033 đạt tỷ lệ 99,90%);

+ Cấp Tiểu học có 215 lớp với 4947/4370 học sinh, đạt tỷ lệ 99,95%, giảm 0,02% so với cùng kỳ năm trước

+ Cấp THCS có 104 lớp với 2871/2907 học sinh, đạt tỷ lệ 98,76%, tăng 0,17%. 3410 học sinh/104 lớp

+ TH-THCS đạt 1015/1017 học sinh, đạt tỷ lệ: 99% giảm 0,15%.

Ngoài ra, hệ thống phát triển trường lớp ở huyện Bắc Trà My trong thời gian qua, được thống kê qua bảng 2.2. Như sau:

Bảng 2.2. Thống kê trường, lớp, học sinh các trường học thuộc Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My (Thời điểm tháng 01/2021)

Năm học

MN-MG Tiểu học Trung học cơ sở

Số trường Lớp/học sinh Số trường Lớp/học sinh Số trường Lớp/học sinh 2016-2017 15 161/3352 14 274/4465 13 103/2777 2017-2018 15 154/3383 14 283/4602 13 94/2935 2018-2019 15 136/3327 14 248/4749 13 99/3094 2019-2020 15 140/3022 14 223/5028 13 99/3553 2020-2021 15 134/3007 14 215/4947 13 104/2871

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)

- Cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy và học được quan tâm đầu tư hàng năm, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và làm việc của các trường. Toàn huyện có 541 phòng học, trong đó có 12 phòng tạm, 05 phòng mượn; có 109 phòng ở giáo viên, 76 nhà ở học sinh; phòng chức năng hiện có 149 phòng (Phòng hiệu bộ: 102, phòng thư viện: 16, phòng bộ môn: 31). Tình trạng thừa phòng học điểm lẻ, thiếu phòng ở điểm chính hoặc thừa ở đơn vị này nhưng lại thiếu ở đơn vị khác do quy hoạch mạng lưới trường lớp là những khó khăn, bất cập và tồn tại trong nhiều năm trở lại đây.

- Về đội ngũ CBQL, giáo viên: Hàng năm, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ huyện tham mưu đảm bảo số lượng giáo viên, nhân viên ở các trường và điều động bổ nhiệm đội ngũ CBQL hàng năm. Đội ngũ CBQL, giáo viên thường xuyên

được bồi dưỡng chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các bậc học. Hiện nay, tổng số CBQL các cấp học là 93; giáo viên các cấp học: 874 người, trong đó:

+ Giáo viên Mầm non: 179 giáo viên (đạt chuẩn: 100%). Tỉ lệ GV/lớp: 1,34 (bố trí 2 giáo viên/lớp đối với lớp bán trú, 1 giáo viên/lớp đối với lớp không bán trú; trên chuẩn 81 giáo viên, tỷ lệ 88%. Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là100%.

+ Giáo viên Tiểu học: là 329 người. Tỉ lệ GV/lớp: 1,49. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp là 100%.

+ Giáo viên THCS: 225 người (biên chế: 224; hợp đồng: 01). Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo là 100%. Tỉ lệ GV/lớp: 2,2. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp 100%.

Bảng 2.3. Thống kê trình độ đào tạo đội ngũ CBQL, giáo viên

Cấp học Số lượng CBQL-GV (biên chế) Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị TC CĐ ĐH SĐH SC TC CC Mầm non 228 16 43 169 129 34 Tiểu học 358 25 57 276 218 35 THCS 224 49 202 2 182 29

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, Quảng Nam)

- Về thực hiện đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục: Cấp học mầm non, mẫu giáo thực hiện đảm bảo chương trình giáo dục mầm non và khung kế hoạch thời gian năm học theo quy định. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường mầm non; Tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức các hoạt động, lễ hội và chuyên đề mầm non có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. Cấp học phổ thông tăng cường điều chỉnh nội dung dạy học, dạy học đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, rèn luyện phát triển ngôn ngữ cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khóa, ... Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng CTGDPT năm 2018 cho giáo viên và triển khai tổ chức dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh nhằm giúp HS tiếp cận với chương trình giáo dục mới.

- Về thực hiện các chế độ, chính sách cho học sinh: Phòng GD&ĐT tham mưu thực hiện kịp thời các chế độ, chính sách cho trẻ em mẫu giáo, học sinh phổ thông theo quy định, gồm: Chế độ, chính sách theo Nghị định 06/2018/NĐ-CP; Chế độ hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP; Chế độ theo Nghị định 116/2016/NĐ- CP, ...; Ngoài ra, học sinh bán trú của trường PTDTBT được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị, bao gồm: Nhà ở, giường nằm, nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, công trình

vệ sinh, công trình nước sạch và các thiết bị kèm theo cho học sinh bán trú theo tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành. Các chế độ này đã phần nào có tác động tích cực đến việc huy động, duy trì và nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 48 - 51)