Tổ chức đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 90 - 93)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Tổ chức đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm biến quá trình học mà chơi cho trẻ thành quá trình tự học, tự rèn luyện của trẻ bằng các hoạt động đa dạng, phong phú nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo. Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Nội dung các biện pháp

- Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá môi trường tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

- Chú trọng đổi mới tổ chức môi trường giáo dục phát triển ngôn ngữ, nhằm kích thích và tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, thử nghiệm, sáng tạo một cách vui vẻ, thoải mái.

- Kết hợp hài hòa giữa giáo dục trẻ trong nhóm bạn với giáo dục cá nhân, chú ý đặc điểm riêng của từng trẻ để có phương pháp giáo dục phù hợp.

- Tổ chức hợp lý các hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm nhỏ hoặc cả lớp phù hợp với độ tuổi và khả năng của từng trẻ, với nhu cầu và hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.

- Đổi mới phương pháp, hình thức phải phù hợp giữa các kết quả mong đợi với nội dung của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ, phù hợp với nguồn lực của nhà trường và điều kiện thực tế.

Để đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trong thời gian đến các trường cần thực hiện như sau:

- Phân tích đánh giá các phương pháp, hình thức đã và đang thực hiện để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế còn tồn tại và điều chỉnh kịp thời.

- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với khả năng của trẻ, điều kiện của trường, địa phương và đảm bảo tính hiệu quả. Phương pháp tổ chức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ phải linh hoạt, đa dạng, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại của một vài phương pháp đã quá quen thuộc với trẻ gây nhàm chán, tẻ nhạt không hứng thú đối với trẻ. Hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động học có chủ đích, thông qua các hoạt động ngoại khóa do đó, cần tìm ra những hình thức tổ chức mới, thu hút trẻ cùng tham gia và quan trọng là phải tạo được hứng thú cho trẻ.

- Hiệu trưởng tổ chức phổ biến, triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tới toàn thể cán bộ, giáo viên thực hiện, bên cạnh đó, nhà trường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Xây dựng lớp điểm và tham mưu với phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà my cho giáo viên đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các trường trong và ngoài tỉnh.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ dựa trên khả năng của giáo viên, của trẻ và tình hình thực tế của lớp, trường. Để giáo viên có thể đổi mới được phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trước hết giáo viên cần nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động học làm quen với chữ cái và làm quen với tác phẩm văn học với các hình thức cụ thể:

VD1: Đối với hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu tên truyện. Bước 2: Kể cho trẻ nghe: 1-2 lần.

Bước 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm thông qua đàm thoại, trích dẫn. Bước 4: Cô kể lại 1 lần cho trẻ nghe.

VD2: Dạy trẻ học và thuộc lòng thơ và đọc thơ diễn cảm: Bước 1: Giới thiệu tên bài thơ - tên tác giả.

Bước 2: Cô đọc mẫu: 1-2 lần.

Bước 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm thông qua đàm thoại, trích dẫn. Bước 4: Dạy trẻ học thuộc lòng bài thơ và đọc thơ diễn cảm. VD3: Dạy trẻ đóng kịch:

Bước 2: Luyện tập Bước 3: Biển diễn

VD 4: Hoạt động học làm quen với chữ cái có làm quen với nhóm chữ cái và trò chơi với chữ cái

Bước 1: Giới thiệu nhóm chữ cái thông qua từ, cụm từ

Bước 2: Cô đọc mẫu: 1-2 lần và giưới thiệu đặc điểm của chữ cái

Bước 3: Cho trẻ cùng làm quen với chữ cái (Phát âm, tìm hiểu đặc điểm của chữ cái,...)

Bước 4: Trò chơi củng cố ôn luyện chữ cái

Riêng đối với giờ học trò chơi với chữ cái là nhằm tăng cường củng cố rèn luyện, ôn luyện các chữ cái, nhóm chữ cái đã học, giáo viên linh hoạt sử dụng các trò chơi khác nhau để ôn luyện, rèn luyện giúp trẻ khắc sâu cách phát âm và đặc điểm của chữ cái, nhóm chữ cái đã học.

Sau khi đã có kiến thức vững vàng về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo giáo viên sẽ thực hiện đổi mới các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Đối với việc làm quen với tác phẩm văn học giáo viên cho trẻ đoán tên truyện, nội dung câu chuyện thông qua minh họa; đọc, kể chuyện có kết hợp sử dụng cử chỉ điệu bộ hoặc dùng đồ dùng trực quan minh họa; dự đoán tình tiết xảy ra trong câu chuyện; sáng tạo thêm tình tiết mới, phần mở đầu, kết thúc một câu chuyện và kể chuyện theo tranh hoặc đóng kịch. Ở đây, giáo viên có thể linh hoạt số lần kể chuyện, đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe phụ thuộc vào câu chuyện, bài thơ ngắn hay dài, tình tiết dễ hay khó, vần, nhịp điệu, âm điệu, hứng thú của trẻ. Khai thác tối đa các giá trị về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học (từ mới, từ khó, hình ảnh văn học, tình tiết, diễn biến, mở đầu, kết thúc câu chuyện, ngữ điệu thơ…) giúp trẻ đạt được mục tiêu đề ra. Riêng đối với hoạt động làm quen với chữ cần cho trẻ tận dụng tối đa môi trường chữ viết xung quanh lớp học để trẻ được củng cố, ôn luyện.

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ có thể thông qua các giờ học có chủ đích, thông qua giờ chơi tự do, qua giờ đón và trả trẻ; thông qua các ngày hội, ngày lễ, thông qua các buổi ngoại khóa và địa điểm tổ chức có thể dạng cả lớp, chia nhóm nhỏ, đội hình tự do, tổ chức trong lớp, ngoài trời, góc văn học, thư viện... tận dụng tối đa môi trường vật chất trong và ngoài lớp học, môi trường tâm lý để phát triển ngôn ngữ cho trẻ; ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả trong dạy học; phát triển ngôn ngữ thông qua giao tiếp ở mọi lúc, mọi nơi. Tổ chức các hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh để tổ chức như: ngày hội sách, cuộc thi “Bé yêu tiếng việt”, tổ chức các buổi nói chuyện, tọa đàm về phát triển ngôn ngữ cho trẻ,…

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

- Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My cần có văn bản chỉ đạo một cách đồng bộ tới các nhà trường về phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá Hoạt động giáo dục

phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

- CBQL, GV có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Giáo viên có trình độ, có năng lực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với trẻ, phù hợp với điều kiện thực tiễn và thu hút được trẻ tham gia.

- Đảm bảo đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu cho trẻ 5-6 tuổi

3.2.4. Tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)