Vị trí địa lí và điều kiện phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Trà My tỉnh

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 45 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện phát triển kinh tế xã hội huyện Bắc Trà My tỉnh

- Cách xử lý dữ liệu: Tính số tỷ lệ % các kết quả trả lời ở từng chỉ tiêu đánh giá.

2.2. Khái quát về tình hình Kinh tế - Xã hội và Giáo dục - Đào tạo của huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam

2.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam tỉnh Quảng Nam

Vị trí địa lý

Huyện Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, cách UBND tỉnh Quảng Nam khoảng 50 km về hướng Tây Nam, nằm trên giao lộ của hai tuyến giao thông huyết mạch là Trường Sơn Đông và Quốc lộ 40B kết nối các khu vực phát triển năng động (Chu Lai, Dung Quất) lên Tây Nguyên, sang Lào, Cam-pu- chia và ngược lại thông qua các cửa khẩu Bờ Y và Nam Giang.

Bắc Trà My được định hướng là hạt nhân phát triển cho Cụm Tây Nam Quảng Nam (Tiên Phước - Bắc Trà My - Nam Trà My) thuộc Hành lang phát triển Nam Quảng Nam và có các mối quan hệ lãnh thổ như sau:

+ Kết nối về hướng Đông Bắc với Cụm động lực phát triển Chu Lai (Tam Kỳ- Núi Thành-Phú Ninh) thuộc Vùng Đông Quảng Nam thông qua tuyến Quốc lộ 40B và ĐT 616.

+ Kết nối về hướng Tây Bắc với các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Nam Giang,… và xa hơn là Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang thông qua Lào thông qua các tuyến Đông Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 14D.

+ Kết nối về hướng Tây Nam với khu vực Tây Nguyên và xa hơn là Lào, Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y thông qua tuyến Quốc lộ 40B.

+ Kết nối về hướng Đông Nam với tỉnh Quảng Ngãi, khu kinh tế Dung Quất thông qua tuyến Trà My-Trà Bồng và ĐT622.

Điều kiện tự nhiên

Khí hậu: Huyện Bắc Trà My nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vùng Nam Hải Vân, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa, có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa đông. Nhìn chung, đặc điểm khí hậu rất thuận lợi cho thực vật sinh trưởng và phát triển, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, con vật nuôi. Tuy nhiên, vào mùa mưa lượng mưa lớn, tập trung cao nên thường có lũ quét gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân, vào mùa khô thường bị hạn hán gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Thủy văn: Sông suối khu vực Bắc Trà My có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, phân bố chằng chịt, không thuận lợi cho việc phát triển hạ tầng về giao thông, thủy lợi ... Mạng thủy văn trong khu vực cung cấp nguồn nước mặt khá dồi dào cho sản xuất và sinh hoạt, có tiềm năng phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

Tài nguyên

Tài nguyên đất: Theo số liệu đất đai được điều tra và công bố bởi Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện nay trên địa bàn huyện Bắc Trà My có các loại đất sau:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Diện tích 1.410ha, chiếm 1,71% diện tích tự nhiên, phân bố ven các sông, suối lớn chủ yếu các xã vùng trung của huyện.

+ Đất phù sa ngòi suối (Py): Diện tích 410ha, chiếm 0,5% diện tích tự nhiên. Đất nằm ven suối lớn thành những dãi hẹp. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ có nhiều mảnh đá vụn nhỏ.

+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fb): Diện tích 972ha, chiếm 1,18% diện tích tự nhiên, có ở địa hình đồi thoải, ít dốc cộng thêm vào đó là các quá trình ngoại sinh.

+ Đất dốc tụ (D): Diện tích 479ha, chiếm 0,58% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất dốc tụ có tầng dày, nhiều hữu cơ, độ phì khá.

+Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Diện tích 33.500ha, chiếm 40,3% diện tích tự nhiên.

+Đất mùn vàng đỏ trên Macma axit (Ha): Diện tích 360ha, chiếm 0,44%. Đất có ở khu vực núi cao, khí hậu lạnh và ẩm hơn vùng thấp.

+Đất vàng trên đá Macmaaxit (Fa): Diện tích 45.174ha, chiếm 54,89% tổng diện tích tự nhiên.

Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt là tài nguyên quý giá, có tác động lớn mạnh đến cuộc sống nông nghiệp nông thôn, dân trí khu vực miền núi. Tại đây hầu hết người dân sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt, trồng trọt và chăn nuôi.

Tài nguyên rừng: Rừng Bắc Trà My khá phong phú về chủng loại, có nhiều loại gỗ quý hiếm (gõ, lim, lác, dỗi, chò chỉ, chò nâu,...), các loại lâm sản phụ (mây, tre, ươi,...), cây dược liệu (quế, sâm Ngọc Linh, sa nhân,...). Trữ lượng gỗ đạt trên 7 triệu m3. Rừng ở đây có sự phân tầng, tán rơ: tầng trên là cây thân gỗ, tầng dưới có các loại cây leo, cây hỗn tạp và cây bụi. Hệ động vật cũng rất phong phú đa dạng với nhiều loài thú quý hiếm như: hổ, voi, gấu, vọc, mang, nai,...

Tài nguyên khoáng sản: Hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính thức công bố về khảo sát, thăm dò, đánh giá trữ lượng một cách đầy đủ. Qua một số tài liệu và đánh giá ban đầu, trên địa bàn huyện hiện có các loại khoáng sản như: vàng sa khoáng có ở các xã Trà Đông, Trà Bui, Trà Tân, Trà Giác, Trà Đốc..., một số loại quặng có giá trị kinh tế như: thiếc, titan ở Trà Đốc, Trà Tân, kẽm ở Trà Sơn, Trà Giác, Trà Tân,

Tài nguyên hệ sinh thái: Bắc Trà My là một huyện miền núi vùng cao có khí hậu mát mẻ, môi trường trong lành và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, kỳ thú. Hệ

thống sông, suối có nhiều thác nước cao và đẹp nằm trong rừng nguyên sinh như Hố Nai (Trà Giang), thác Bà Bình (Trà Kót)… Hiện nay, huyện Bắc Trà My đang tận dụng diện tích mặt nước để dưa vào khai thác du lịch sinh thái, trong đó lòng hồ thủy điện Sông Tranh (Trà Đốc), lòng hồ Nước Rôn (Trà Dương) đang trong quá trình xây dựng đề án phát triển du lịch.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Bắc Trà My được chia tách và tái lập huyện từ tháng 8 năm 2003. Kể từ đó đến nay, tình hình kinh tế - xã hội của huyện không ngừng phát triển. Trong 5 năm gần đây tăng trưởng khá trên các lĩnh vực: nông – lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong việc nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ, phù hợp với điều kiện vùng nông thôn miền núi tạo thuận lợi cho nền kinh tế huyện Bắc Trà My từng bước phát triển. Theo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Bắc Trà My lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn do đặc điểm nền kinh tế nông - lâm - nghiệp chiếm tỷ trọng cao nên phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Song với nỗ lực và quyết tâm của các cấp, các ngành và của nhân dân toàn huyện đã đạt được những kết quả thống kê qua bảng 2.1. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn của một số ngành chủ yếu

ĐVT: Tỷ đồng

TT Nội dung Năm

2016 2017 2018 2019 2020

1 Tổng GTSX theo giá SS 2010 495,40 593,00 635,60 697,80 765,80 1.1 Nông lâm thủy sản (tỷ đồng) 224,90 246,70 258,80 273,40 275,40 1.2 CN - Xây dựng (tỷ đồng) 109,70 152,90 148,60 161,60 191,50 1.3 Dịch vụ (tỷ đồng) 160,80 193,40 228,20 262,80 298,90 2 Theo giá hiện hành 643,80 767,40 853,00 959,30 1.044,30 2.1 Nông lâm thủy sản (tỷ đồng) 289,60 324,70 371,10 415,30 424,10 2.2 CN - Xây dựng (tỷ đồng) 156,90 191,90 194,50 212,90 251,80 2.3 Dịch vụ (tỷ đồng) 197,30 250,80 287,40 331,10 368,40

3 Cơ cấu GT SX (Theo giá hiện

hành) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

3.1 Nông lâm thủy sản (%) 44,98 42,31 43,51 43,29 40,61

3.2 CN - Xây dựng (%) 24,37 25,01 22,8 22,19 24,11

3.2 Dịch vụ (%) 30,65 32,68 33,69 34,51 35,28

Căn cứ theo bảng số liệu nêu trên cho thấy, giá trị sản xuất của huyện Bắc Trà My giai đoạn 2016-2020 không ngừng biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm. Trong cơ cấu sản xuất giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 40% giá trị sản xuất. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm dần qua các năm. Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành dịch vụ có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng mạnh qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên là phù hợp với xu thế phát triển và quy hoạch phát triển KT-XH huyện, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Có được kết quả nêu trên là nhờ vào kết quả chỉ đạo điều hành của Đảng ủy, HĐND và UBND huyện. Đồng thời sự vào cuộc của các ban ngành đoàn thể và sự hưởng ứng của toàn thể nhân nhân trong việc phát triển kinh tế của huyện nhà.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng có nhiều khởi sắc: Dịch vụ, du lịch đã có bước phát triển; Thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm mạnh; An sinh xã hội được quan tâm thực hiện tốt, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên; Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 45 - 48)