Nội dung hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 30 - 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ

riêng, chúng rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ. Âm điệu, hình tượng của các bài hát ru, đồng dao, ca dao, dân ca dễ ghi nhớ, dễ đi vào tâm hồn tuổi thơ. Những câu chuyện cổ tích, thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học và đặc biệt là hoạt động dạy trẻ kể chuyện sáng tạo là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.

Trên cơ sở nhận thức toàn diện về vai trò của ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra 07 mục tiêu phát triển ngôn ngữ gồm:

- Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày;

- Có khả năng biểu đạt bằng nhiều hình thức khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...)

- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày; - Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện;

- Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi;

- Có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết

Thông qua quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ trẻ phải từng bước thực hiện các yêu cầu trong hoạt động tập thể, hiểu nghĩa của các từ, khái niệm quen thuộc, biết lắng nghe và nhận xét ý kiến của người đối thoại, sử dụng được lời nói trong cuộc sống hàng ngày. Kể chuyện rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được. Sử dụng hợp lý các từ: cảm ơn, xin lỗi, xin phép, dạ, vâng... Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh, biết chọn sách, truyện để đọc, biết kể chuyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân. Biết cách đọc sách, đọc truyện từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu câu chuyện đến cuối chuyện. Tự nhận ra được những biển hiệu thông thường như: nhà vệ sinh, nơi nguy hiểm, lối ra, cấm lửa, biển báo giao thông. Nhận dạng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt. Tô và đồ chữ, sao chép một số ký hiệu, chữ cái, tên của chính mình.

1.3.3. Nội dung hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tuổi

Nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm 05 nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất là: Phát triển khả năng nghe và nói. “Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cần được luyện nghe để giúp trẻ tri giác và phát âm đúng được các âm khó như: N - L, X - S, R - D, CH - TR, V - D và các âm cuối như: ẾCH - ẤT, ÚC - ÚT”... Đồng thời trẻ cũng cần được luyện nghe để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong các từ gợi cảm về âm thanh, hình ảnh, màu sắc và dần biết sử dụng chúng trong câu nói” [29, tr. 107]. Đây là

nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ quan trọng nhất nên khi thực hiện, giáo viên cần lưu ý các vấn đề sau: “Tận dụng các hoàn cảnh cụ thể để thực hiện các nội dung nghe và nói của trẻ”... “Khi trò chuyện với trẻ, giáo viên có thể lựa chọn các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm của trẻ như: trò chuyện về con vật nuôi ở nhà; trò chuyện về bộ phim thiếu nhi mà trẻ thích; trò chuyện về anh, chị, em của trẻ”... “Trong cuộc trò chuyện, giáo viên nên đặt những lại câu hỏi nguyên nhân, so sánh”... “Trong giao tiếp hằng ngày, giáo viên nên sử dụng ngôn ngữ biểu cảm để giúp trẻ biết miêu tả sự vật, hiện tượng bằng ngôn ngữ hình ảnh, so sánh” [29, tr.107]. Khi trò chuyện theo tranh, giáo viên nên đặt ra các câu hỏi hướng sự chú ý của trẻ đến các dấu hiệu biểu thị các trạng thái của nhân vật trong tranh.

Thứ hai là: kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ. Truyện kể cho trẻ phải đa dạng, phong phú về nội dung như: “Truyện thần thoại, truyện lịch sử, truyện về các con vật, cây cối... Không nên kể cho trẻ nghe những truyện có yếu tố bạo lực, lời nói thô tục, truyện về chết chóc, hành hạ thô bạo hoặc có thể làm cho trẻ sợ hãi” [30, tr.109]. Muốn đạt kết quả cao khi thực hiện nội dung này, giáo viên cần chú ý: chuẩn bị chu đáo, khơi gợi hứng thú cho trẻ đến với truyện, giúp trẻ hiểu nội dung truyện, hướng dẫn trẻ kể lại truyện, tổ chức kể truyện. Ở lứa tuổi này, khi đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; “Giáo viên nên lựa chọn các bài thơ có sắc thái khác nhau: êm dịu, nhẹ nhàng, vui vẻ, hóm hỉnh...nhằm giúp trẻ cảm nhận cái hay, cái đẹp trong ngôn ngữ tiếng Việt và trong cuộc sống, giúp trẻ phát triển đời sống tình cảm” [29, tr. 110]. “Lựa chọn các câu ca dao, tục ngữ, bài đồng dao đơn giản, gần gũi với trẻ, có vần điệu rõ nét, dễ nhớ, dễ thuộc... Trước tiên, đọc đồng dao, ca dao, theo đúng logic của nó, sau đó đọc cho trẻ nghe, truyền đạt đến cho trẻ sắc thái hóm hỉnh của nó” [29, tr.111].

Thứ ba là: Trò chơi đóng kịch. “Có thể tổ chức trò chơi đóng kịch cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi dưới các hình thức: trò chơi đóng kịch sử dụng rối và trò chơi đóng kịch do trẻ đóng vai” [29, tr. 113]. Khi thực hiện hoạt động này, giáo viên phải: lựa chọn tác phẩm văn học và kịch bản, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và kịch bản, phân vai và luyện tập, chuẩn bị sân khấu - đạo cụ - hóa trang và biểu diễn. Để đạt hiệu quả cao nhất, giáo viên cần chú ý: “Khuyến khích trẻ tự nhận vai chơi. Không ép trẻ đóng vai, nhân vật trẻ không thích. Giáo viên cần động viên, gây hứng thú cho trẻ đối với các vai chơi. Có sự luân chuyển vai chơi giữa các trẻ. Tránh tình trạng trẻ chỉ đóng một vai trong thời gian dài. Tất cả các trẻ đều được tham gia chơi theo nhóm chơi. Trang phục phù hợp với nhân vật kịch và mang vẻ ngộ nghĩnh của trẻ thơ. Có âm nhạc kèm theo trong khi chơi” [29, tr.115].

Thứ tư là: Kể truyện sáng tạo. Đây chính là sự thể hiện khả năng ngôn ngữ của mỗi trẻ về một câu truyện, một đồ vật, một bức tranh hoặc sự vật, sự việc, hiện tượng trong cuộc sống mà trẻ đã được nghe, được thấy. Hoạt động này phát huy tính hiệu quả trong việc giúp trẻ mở rộng vốn từ, phát triển khả năng ngôn ngữ một cách chủ động. Đồng thời trẻ cũng được luyện cách phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, tự trình bày

ý kiến bằng ngôn ngữ của mình, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin.

Thứ năm là: Chuẩn bị cho việc học đọc, học viết. Các hoạt động giáo dục phát

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)