Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 83 - 90)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Trong các biện pháp về quản lý, việc nâng cao nhận thức cho chủ thể quản lý, và các đối tượng được quản lý là rất quan trọng. Đây là biện pháp phát huy nhân tố con người, tôn trọng con người, giúp con người nâng cao nhận thức để định hướng hành động một cách tự giác và đúng hướng; tạo sự tương tác tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, biến đối tượng quản lý bị quản lý thành chủ thể quản lý tự giác thực hiện kế hoạch đề ra và tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó. Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên về sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi giúp cho giáo viên có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non đặc biệt là trẻ Mẫu giáo 5 -6 tuổi. Góp phần thúc đẩy hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Trên cơ sở những tác động để làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi theo chiều hướng tích cực, biện pháp này có ý nghĩa như là động lực, nền tảng quan trọng trong việc tạo động lực mạnh mẽ cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh không ngừng nâng cao và tự nâng cao nhận thức của mình về tầm quan trọng của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi từ đó thay đổi tư duy, tác phong, thái độ làm việc trong quá trình giáo dục và quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Nội dung biện pháp

Qua phân tích thực trạng cho thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ giáo viên và cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò cũng như nhiệm vụ của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, dẫn đến thái độ còn thờ ơ, đùn đẩy, né tránh không tham gia vào các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình. Vì vậy, để quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cán bộ quản lý trước hết cần phải nâng cao nhận thức của mình và tuyên truyền giải thích cho cán bộ giáo viên và cha mẹ học sinh hiểu một cách sâu sắc về vai trò của hoạt động hoạt phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cần phải làm cho họ hiểu rằng: việc CS, GD trẻ không phải là việc riêng của nhà trường, của cô giáo hay chỉ là công việc của phụ huynh, giáo viên không chỉ là người dạy chữ. Chất lượng giáo dục học sinh là sản phẩm của sự tổng hòa mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường cùng với gia đình.

Để quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có hiệu quả cần có sự phối hợp của gia đình, do vậy trong quá trình phối hợp cần phải có mục tiêu

phối hợp một cách cụ thể trong từng giai đoạn. Nhà trường với vai trò chủ đạo trong công tác phối hợp phải tích cực vận động gia đình phối hợp để tránh tình trạng còn e ngại, khi một số bậc cha mẹ còn ngại tiếp xúc với các thầy cô. Nhà trường cần phải thường xuyên tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ tạo điều kiện cho sự phối hợp. Lãnh đạo nhà trường cũng cần có những yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể về hoạt động phối hợp trong công tác chủ nhiệm tránh để giáo viên bằng lòng với cách phối hợp vốn chưa hiệu quả trước đây. Bên cạnh việc tuyên truyền còn cần phải đề ra những tiêu chuẩn thi đua và các biện pháp xử lý những cán bộ giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng triển khai chi tiết và cụ thể kế hoạch năm học đến toàn thể giáo viên. Ngoài việc phổ biến những nhiệm vụ chung, Hiệu trưởng các trường cần làm nổi bật nội dung về xã hội hóa giáo dục, trong đó hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh cần được chú ý đưa vào thảo luận sâu sắc hơn.

Hàng tháng ở tổ chủ nhiệm cán bộ quản lý cần phổ biến mục đích yêu cầu, nội dung hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh trong tháng, nhằm giúp đội ngũ cán bộ giáo viên thông suốt, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp. Đặc biệt trong những trường hợp giáo dục học sinh chưa ngoan, tiếp thu chậm, nhút nhát, đi học vui chơi không hòa đồng cùng các bạn thì việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình càng phải được chú ý hơn.

Từ đầu năm học, nhà trường cần phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, cùng đánh giá những mặt tốt và chưa làm tốt trong công tác phối hợp ở năm qua, từ đó tuyên truyền cho cha mẹ học sinh ngày càng hiểu sâu hơn những vấn đề như:

- Tuyên truyền về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động phối hợp NT-GĐ trong công tác CS, ND, GD trẻ đặc biệt là công tác phối hợp trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh vai trò, trách nhiệm của gia đình trong công tác phối hợp để họ luôn tham gia phối hợp một cách chặt chẽ hơn trong công tác CS, GD GD trẻ, việc tuyên truyền có thể thực hiện bằng cách lồng ghép trong các buổi họp PHHS định kỳ hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, thông tin của địa phương.

- Xác định mục tiêu phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Mục tiêu phối hợp giữa nhà trường gia đình cần được thống nhất trong cán bộ giáo viên ở từng trường, có bàn bạc thống nhất với cha mẹ học sinh thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Tích cực vận động gia đình trong công tác phối hợp để tránh tình trạng còn e ngại khi gia đình tiếp xúc với cô giáo, từ đó tạo sự gần gũi giữa giáo viên và cha mẹ học sinh là sự cần thiết để cô giáo có điều kiện tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục học sinh của nhà trường đặc biệt là trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ tạo điều kiện cho sự phối hợp như ủng hộ các chủ trương GD của nhà trường trong năm học, ủng hộ về vật chất, tinh thần trong các hoạt động của nhà trường để hoạt động giáo dục học sinh tốt hơn. Có những yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể về hoạt động phối hợp trong công tác chủ nhiệm tránh để giáo viên bằng lòng với cách phối hợp hiện tại vốn chưa hiệu quả.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Phải có sự thống nhất và quyết tâm từ PGD-ĐT đến CBQL các trường mẫu giáo và toàn thể giáo viên. Phải có sự chỉ đạo quyết liệt, theo dõi, đánh giá kịp thời từ cấp PGD-ĐT đến các trường mẫu giáo. Ban Giám hiệu các trường mẫu giáo nên tạo điều kiện về thời gian cũng như động viên, khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tích cực nâng cao nhận thức của mình và phụ huynh về tầm quan trọng của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí phục vụ khi cần thiết.

3.2.2. Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho toàn CBQL và giáo viên.

3.2.2.1. Mục tiêu ý nghĩa các biện pháp

Chất lượng đội ngũ CBQL, GV có vai trò quyết định chất lượng quản lý tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trong đó yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ chính là yếu tố năng lực của giáo viên. Do đó, biện pháp này nhằm tăng cường năng lực tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho đội ngũ giáo viên để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

Trong quá trình làm việc nhiều CBQL và GV chưa thực sự chủ động tìm hiểu, nghiên cứu để nắm bắt và thực hiện các nội dung trên, hình thức và phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi do thời gian dành cho công tác chuyên môn quá nhiều. Vì vậy, biện pháp này sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên học tập, nghiên cứu, thực hành để nắm vững, triển khai tốt - hiệu quả nội dung giáo dục, phương pháp và các hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.

Biện pháp này giúp cho GV triển khai tốt và hiệu quả các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ; nắm vững và biết cách lựa chọn phương pháp hoặc quyết định lựa chọn các phương pháp, hình thức giáo dục với nhau sao cho thực sự phù hợp với từng giờ học, buổi học, nội dung cụ thể nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Muốn quản lý tốt hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ; bản thân người cán bộ quản lý nhất thiết phải nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ. Trên cơ sở đó mới có thể nâng cao chất lượng công tác quản lý của mình.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nội dung thực hiện

lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

- Giúp đội ngũ CBQL, GV hiểu được ý nghĩa của việc tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ là thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục trẻ phát triển toàn diện; nó có vị trí, vai trò rất quan trọng góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ và là con đường hiệu quả để phát triển kỹ năng cho trẻ.

- Hiệu trưởng chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, tăng cường đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ .

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ là giúp giáo viên biết cách tạo cơ hội phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học, làm quen với chữ cái trong hoạt động học có chủ đích và ở mọi lúc, mọi nơi.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về lý luận Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non bao gồm: Nhận thức về mục tiêu của Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo; nguyên tắc tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo; nội dung, phương pháp tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo; các hình thức tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về lý luận quản lý Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo bao gồm: Vai trò của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn trong quản lý Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo; nội dung, phương pháp quản lý Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Bồi dưỡng cho CBQL, GV năng lực tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ

+ Năng lực xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non gồm: Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện và điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ...

+ Năng lực tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữtrong đó tập trung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học; năng lực tổ chức hoạt động làm quen với chữ cái; năng lực tổ chức các ngày hội, ngày lễ, hoạt động vui chơi, hoạt động trải nghiệm giao tiếp của trẻ; năng lực hiện thực hóa kế hoạch phát triển ngôn ngữ thành trải nghiệm thực tế của trẻ gắn với môi trường giáo dục của trường, lớp để thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ. Trong đó giáo viên biết vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ, biết sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT vào quá trình tổ chức Hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

+ Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ của trẻ gồm: xây dựng bộ công cụ để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ (xác lập mục tiêu, tiêu chí đánh giá; nội dung đánh giá; phương pháp, phương tiện đánh giá; hình thức đánh giá); năng lực tổ chức quá trình đánh giá để đo đạc, ghi nhận sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua tổ chức các hoạt động. Phân tích các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ; phân tích thông tin đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá cho mục tiêu phát triển trẻ để đưa ra những nhận định về sự phát triển đáp ứng hay không đáp ứng từ đó đề xuất biện pháp để khắc phục tồn tại và điều chỉnh các hoạt động phát triển ngôn ngữ hằng ngày, theo dự án, cuối độ tuổi hoặc để trao đổi với cha mẹ trẻ nhằm phối hợp giáo dục tốt hơn giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

+ Năng lực giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm trong tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

+ Năng lực thiết kế và sử dụng hiệu quả môi trường trong và ngoài lớp học Ngoài ra có thể bồi dưỡng các năng lực bổ trợ như phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh để thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ; năng lực phát triển nghề nghiệp (xây dựng kế hoạch tự học tập bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có phương pháp, kỹ năng tự học tập...

+ Năng lực giảng dạy song ngữ (Tiếng dân tộc và tiếng việt) đối với các lớp học có nhiều trẻ là người dân tộc thiểu số.

Bồi dưỡng về phẩm chất

Cần bồi dưỡng đội ngũ quản lý có đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc cụ thể: Là tấm gương mẫu mực luôn giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự và có ảnh hưởng tích cực, hỗ trợ giáo viên về thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, có ý thức rèn luyện tạo dựng phong cách làm việc khoa học; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định trong nhà trường. Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường và có ý thức phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân (đạt chuẩn trình độ đào tạo, chủ động tự học, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân và hỗ trợ giáo viên phát triển chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.

- Bồi dưỡng cho giáo viên có tính yêu nghề, mến trẻ. Có ý thức tự học, tự rèn luyện và là tấm gương mẫu mực chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 83 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)