7. Cấu trúc của luận văn
2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo phát triển
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng trong công tác quản lý. Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá, để phản ảnh kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra. Đây là căn cứ quan trọng đề đề xuất kế hoạch thực hiện trong tương lai. Nếu hoạt động kiểm tra đánh giá không được quản lý tốt, việc kiểm tra đánh giá mang tính hình thức và chiếu lệ và dĩ hòa vi quý sẽ không kích thích giáo viên sáng tạo trong công tác giảng dạy. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả thực hiện khảo sát và thu được kết quả thông qua bảng 2.17.
Bảng 2.17. Kết quả thực hiện quản lý công tác kiểm tra, đánh giá phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Quản lý công tác kiểm tra đánh giá
Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu Xác định tiêu chuẩn, tiêu
chí, công cụ đánh giá cụ thể rõ ràng
8 48 44 0 12 36 52 0
Xây dựng kế hoạch kiểm
tra đánh giá 20 52 28 0 40 48 12 0
Phân công thực hiện kế
hoạch kiểm tra đánh giá 12 60 28 0 52 48 8 0 Chỉ đạo và giám sát kết
quả thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá
0 64 36 0 44 40 16 0
Phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong và ngoài nhà trường để thực hiện công tác kiểm tra đánh giá
9 48 11 32 14 32 54 0
Xây dựng môi trường thúc đẩy khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ
12 60 28 0 52 28 20 0
Tổ chức lưu trữ kết quả
Căn cứ theo bảng 2.18 cho thấy, công tác quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện cũng đang được thực hiện tương đối nghiêm túc, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển phát triển ngôn ngữ được thực hiện ở mức độ thường xuyên và kết quả đạt được ở mức khá. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu các tài liệu về công tác đánh giá được lưu trữ tại nhà trường thì công tác kiểm tra đánh giá của nhà trường vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Các tiêu chí đánh giá mặc dù được các trường đã xây dựng nhưng chưa cụ thể rõ ràng, còn mang tính định tính. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá các trường đã xây dựng nhưng nội dung kế hoạch thực hiện còn mang tính chung chung, chưa bám sát vào điều kiện thực tiễn của đơn vị. Nội dung kế hoạch kiểm tra của các trường còn chồng chéo. Công tác chỉ đạo, giám sát hoạt động kiểm tra đánh giá ở một số trường vẫn còn xem nhẹ, có 36% ý kiến cho rằng hoạt động này thực hiện chưa thường xuyên và có 24% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình. Hoạt động phối hợp với các tổ chức và các nhân trong và ngoài nhà trường để thực hiện hoạt động đánh giá chưa được thực hiện thường xuyên, đặc biệt có 32% ý kiến cho rằng, các trường chưa triển khai thực hiện hoạt động này. Công tác lưu trữ hồ sơ kiểm tra đánh giá vẫn còn 32% ý kiến đánh giá hoạt động này thực hiện không thường xuyên. Công việc hậu kiểm tra, giám sát công tác điều chỉnh sau kiểm tra chưa được thực hiện triệt để. Đây là một trong những nội dung làm giảm hiệu lực của công tác quản lý. Vì vậy, trong thời gian đến Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm chỉ đạo kịp thời. Bên cạnh đó, các trường cần sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức, sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của đội ngũ giáo viên chưa được thực hiện tốt tại các trường. Điều này làm giảm động lực làm việc đối với các giáo viên giỏi và không kích thích tinh thần học hỏi, vượt khó đối với giáo viên yếu kém.
2.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo