Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 76 - 77)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Những mặt đạt được

Công tác giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My trong thời gian qua đạt được những kết quả sau:

- Hầu hết GV đều nắm rõ các vấn đề của công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Đặc biệt là mục tiêu và nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ được giáo viên xác định một cách rõ ràng: mục tiêu gồm: có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày; có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...); diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày; có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện; có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết và luôn cố gắng thực hiện các mục tiêu này một cách thường xuyên. Nội dung gồm: phát triển khả năng nghe và nói; kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; trò chơi đóng kịch; kể truyện sáng tạo; chuẩn bị cho việc học đọc, học viết. Các vấn đề của nội dung được giáo viên triển khai hằng ngày với mức độ rất thường xuyên.

- CBQL thường xuyên triển khai, phổ biến, chỉ đạo thực hiện các quy che, quy định, chương trình các văn bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, quản lý ngành một cách kịp thời để giáo viên có cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ của mình. Trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ, Ban Giám hiệu các trường luôn bám sát các quan điểm, mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước, bám sát mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ.

- Các điều kiện phục vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ về cơ bản đáp ứng được nhu cầu hiện tại của các trường mẫu giáo, công tác quản lý vận hành một cách hiệu quả, phát huy tác dụng của nó trong giáo dục. Các trường mẫu giáo luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo về quan điểm, chính sách và luôn quan tâm đầu tư sử chữa và xậy dựng mới cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy.

- Công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ và công tác quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ luôn có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa giáo CBQL và GV. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của các nhà trường.

- GV đã chủ động trong công tác nâng cao trình độ chuyên môn, tạo dựng nề nếp lớp học, tổ chức lồng ghép được nhiều hoạt động, chuyên đề về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngư cho trẻ từ 5-6 tuổi trong nội dung chương trình GDMN. Chất lượng chăm sóc trẻ ngày càng được nâng cao, tạo được lòng tin ở phía PHHS.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)