Tình hình Giáo dục và đào tạo của giáo dục bậc Mẫu giáo tại huyện Bắc

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 51 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Tình hình Giáo dục và đào tạo của giáo dục bậc Mẫu giáo tại huyện Bắc

Trà My, tỉnh Quảng Nam

Trong những năm qua, quy mô phát triển trường lớp Mẫu giáo, mầm non của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói chung và tại huyện Bắc trà My nói riêng đã có có những bước phát triển mới. Hệ thống trường học được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học từng bước được hoàn thiện; chất lượng giáo dục có tiến bộ, mạng lưới trường lớp được mở rộng nâng cấp. Quy mô trường lớp ngày được mở rộng và số lượng Cán bộ, giáo viên của các trường ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Để đánh giá tình hình hoạt động giáo dục bậc Mẫu giáo trên địa bàn huyện, tác giả thống kê thông qua bảng 2.4. Cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Bảng thống kế về hoạt động giáo dục Mẫu giáo huyện Bắc Trà My

STT Trường 2018- 2019 2019 - 2020 2020 - 2021 Số lớp Số HS CB,G V Số lớp Số HS CB,G V Số lớp Số HS CB, GV 1 MG Hướng Dương 10 214 20 10 184 19 9 166 17 2 MG Hoa Hồng 9 205 15 9 207 17 9 204 19 3 MG Sơn Ca 7 140 10 6 150 11 6 152 12 4 MG Hương Sen 6 141 10 6 114 9 6 120 9 5 MG Hương Trà 5 111 8 5 112 8 5 112 8 6 MG Hoa Phượng 10 221 13 12 245 15 12 234 15 7 MG Trà Tân 7 177 14 7 168 14 7 165 13 8 MG Trà Giác 12 242 18 11 232 18 10 216 16 9 MG Sơn Trà 10 289 13 13 91 15 13 285 16 10 MG Măng Non 6 138 9 7 139 9 7 126 9 11 MG Tuổi Hồng 12 280 17 9 250 14 10 246 15 12 MG Tuổi Thơ 11 266 14 11 246 13 12 254 15 13 MG Họa Mi 10 212 17 10 206 17 10 215 17 Tổng 115 2.516 178 116 2.344 179 116 2.495 181

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My)

Thông qua bảng số liệu tại bảng 2.4 cho thấy số lượng trẻ em từ 5- 6 tuổi tham gia học tại các trường mẫu giáo trong 3 năm học qua ở các điểm trường nhìn chung có sự biến động qua các năm, nhưng mức độ biến động tương đối ít. Bình quân mỗi năm, trên địa bàn huyện Bắc Trà My có khoảng 2.500 trẻ tham gia học tại các trường mẫu giáo. Nhờ nổ lực vận động của chính quyền địa phương và đặc biệt là đội ngũ cán bộ giáo viên của các trường mẫu giáo, làm cho nhận thức của các bậc phụ huynh có sự thay đổi theo hướng tích cực. Đến nay, tỷ lệ trẻ 5 tuổi trên địa bàn huyện ra lớp đạt 100%; Công

tác điều tra, bổ sung, cập nhật số liệu phổ cập GDMN 5 tuổi đã đi vào nề nếp, phấn đầu và duy trì hoàn thành phổ cập GDMN 5 tuổi ở các năm tiếp theo.

Song song với sự phát triển về quy mô trường lớp, lực lượng cán bộ và giáo viên của các trường mẫu giáo cũng có sự biến động theo chiều hướng gia tăng qua các năm cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay, toàn huyện có 181 cán bộ giáo viên tham gia công tác ở bậc mẫu giáo. Theo kết quả kiểm định của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bắc Trà My trong năm học 2020-2021, toàn huyện có 74,59% cán bộ giáo viên bậc mẫu giáo đạt trên chuẩn, 33,33% cán bộ giáo viên đạt chuẩn và 2,2% cán bộ giáo viên không đạt chuẩn theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo. Chất lượng giáo viên ngày càng tăng lên về số lượng và chất lượng, đây là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học Mẫu giáo nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi nói riêng.

Huyện Bắc Trà My đã nghiêm túc triển khai Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quán triệt và thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường các giải pháp xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non; Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 3032/UBND ngày 08/6/2018 của ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc tăng cường công tác quản lý, đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mẫu giáo. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGD-ĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mẫu giáo.

Thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mẫu giáo theo quy định tại Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05/01/2018 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non. Nâng chất lượng bữa ăn bán trú. Quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại các trường mẫu giáo. Thực hiện đúng Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các trường mẫu giáo. Tăng cường các điều kiện chăm sóc và giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp để nâng cao sức khỏe cho trẻ.

Liên tục rà soát, cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGD ĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình giáo dục mẫu giáo vào phần mềm quản lý công tác bán trú. Công tác bán trú được thực hiện nghiêm túc; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2018 của Bộ Y tế. Năm học 2020-2021 không có trường mẫu giáo nào trên địa bàn huyện để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Phối hợp với ngành Y tế thực hiện tốt các biện pháp theo dõi, chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì cho trẻ trong các trường mẫu giáo. Thực hiện nghiêm túc quy định về công tác y tế trường học. 100% trẻ đến trường được kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức y tế Thế giới. Tích cực tuyên truyền đến các bậc cha mẹ trẻ về chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý giúp trẻ phát triển thể chất; phối hợp với gia đình xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thừa cân, béo phì thông qua góc tuyên truyền, họp phụ huynh, chuyên đề, thao giảng, tranh ảnh, tọa đàm cha mẹ trẻ.

Từ năm học 2019-2020 đến năm học 2020-2021có 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường. 13/13 trường mẫu giáo có bán trú, 100% trẻ của tất cả các trường mẫu giáo được học bán trú. 100% trẻ mẫu giáo được cân đo và theo dõi bằng sổ theo dõi sức khỏe. 100% trẻ mẫu giáo được khám sức khỏe định kỳ. Tỷ lệ đi học chuyên cần của trẻ đạt 95% trở lên đối với trẻ 5-6 tuổi và 93% trở lên đối với trẻ dưới 5 tuổi. Chất lượng trẻ mẫu giáo lớn luôn đạt từ 98%, chất lượng trẻ mẫu giáo nhỡ và bé đạt từ 95% trở lên.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 51 - 53)