7. Cấu trúc của luận văn
2.3.4. Thực trạng phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ
Hiện nay, các trường mẫu giáo đang sử dụng thống nhất 05 phương pháp sau: phương pháp thực hành, trải nghiệm; phương pháp trực quan - minh họa; phương pháp dùng lời nói; phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ; phương pháp nêu gương - đánh giá và 03 hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: hình thức theo mục đích và nội dung giáo dục; hình thức theo vị trí không gian; hình thức theo số lượng trẻ mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Kết quả đạt được khi sử dụng các phương pháp và hình thức này đều đạt ở mức khá.
Bảng 2.8. Mức độ và kết quả thực hiện các phương pháp và hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
STT Nội dung trả lời Đối tượng Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Phương pháp thực hành, trải nghiệm GV 0,00 54,29 40,00 5,71 0,00 88,57 11,43 0,00 CBQL 0,00 52,00 44,00 4,00 0,00 84,00 16,00 0,00 2 Phương pháp trực quan - minh họa GV 0,00 61,43 38,57 0,00 0,00 84,29 15,71 0,00 CBQL 0,00 64,00 36,00 0,00 0,00 88,00 12,00 0,00 3 Phương pháp dùng lời nói GV 100,00 0,00 0,00 0,00 24,29 75,71 0,00 0,00 CBQL 100,00 0,00 0,00 0,00 24,00 76,00 0,00 0,00 4 Phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ GV 37,14 62,86 0,00 0,00 17,14 82,86 0,00 0,00 CBQL 36,00 64,00 0,00 0,00 24,00 76,00 0,00 0,00 5 Phương pháp nêu gương - đánh giá GV 0,00 54,29 30,00 15,71 0,00 65,71 34,29 0,00 CBQL 0,00 56,00 28,00 16,00 0,00 64,00 36,00 0,00 6 Hình thức theo mục đích và nội dung giáo dục GV 25,71 58,57 0,00 15,71 24,29 75,71 0,00 0,00 CBQL 24,00 76,00 0,00 0,00 28,00 72,00 0,00 0,00 7 Hình thức theo vị trí không gian GV 5,71 67,14 27,14 0,00 0,00 68,57 31,43 0,00 CBQL 4,00 72,00 24,00 0,00 0,00 64,00 36,00 0,00 8 Hình thức theo số lượng trẻ GV 0,00 65,71 27,14 7,14 0,00 75,71 24,29 0,00 CBQL 0,00 64,00 28,00 8,00 0,00 72,00 28,00 0,00 Phương pháp dùng lời nói được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có 100% giáo viên và cán bộ quản lý sử dụng phương pháp này rất thường xuyên với kết quả đạt được cũng ở mức cao nhất so với các phương pháp khác.
Sau phương pháp dùng lời nói là phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ được 37.14% giáo viên và 36% cán bộ quản lý đánh giá ở mức sử dụng rất thường xuyên với kết quả đánh giá kết quả thức hiện, được trên 82,86% ý kiến của giáo viên và 76% ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá ở mức khá trở lên.
Ngoài hai phương pháp nêu trên, các phương pháp còn lại được các giáo viên sử dụng giảng dạy tại các trường có tần suất sử dụng rất thấp. có trên 30% ý kiến đánh giá
của CBQL và giáo viên cho rằng, các trường chưa sử dụng thường xuyên đối với phương pháp thực hành trải nghiệm, phương pháp trực quan minh họa và phương pháp nêu gương đánh giá. Đồng thời cũng có trên 30% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện của 3 phương pháp này ở mức độ trung bình.
Trong 3 hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ em hiện nay, đa số giáo viên các trưởng sử dụng thường xuyên và rất thương xuyên đối với hình thức theo mục đích và nội dung giáo dục; hai hình thức còn lại có mức độ sử dụng ít hơn. Theo kết quả điều tra ở bảng 2.8 cho thấy, có trên 24% ý kiến đánh giá mức độ sử dụng hình thức giáo dục theo không gian và hình thức giáo dục theo số lương trẻ chưa được các trường triển khai thực hiện thường xuyên và có trên 24% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện hai phương pháp này ở mức độ trung bình.
Nhìn chung, trong thời gian qua giáo viên tại các trường mẫu giáo sử dụng chủ yếu các phương pháp và hình thức giáo dục theo hướng truyền thống. Các phương pháp giáo dục mang tính chất trực quan sinh động và phát triển khả năng ứng dụng và thực hành của trẻ chưa được triển khai thực hiện có hiệu quả. Nguyên nhân là do, hệ thống có sở vật chất và các phương tiên dạy học của các trường chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Các điểm trường ở thôn ấp chưa được trang bị đầy đủ, làm cho giáo viên gặp khó khăn trong việc vận dụng các phương pháp mới vào hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, một bộ phận giáo viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy còn hạn chế, chưa đầu tư trong việc tự làm các đồ dùng dạy học. Vì vậy, trong thời gian đến, Hiệu trưởng các trưởng phải tăng cường công tác giám sát việc áp dụng các phương pháp giáo dục của giáo viên, tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tự trang thiết bị và đồ dụng dạy học cho các điểm trưởng lẻ. Tăng cường việc bồi dướng kiến thức về công nghệ thông tin cho giáo viên. Xây dựng các chính sách khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học phù hợp với điều kiện thực tiễn và nội dung của từng bài học.
2.3.5. Thực trạng các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo
Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5- 6 tuổi tại các trường mẫu giáo. Nhà trường được trang bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học đầy đủ, hiện đại, sẽ tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các phương pháp giáo dục mới, mang tính trực quan, sinh động và có hình ảnh minh họa cụ thể. Giúp cho học sinh có hứng thú và tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức vào thực tế và ngược lại. Để tìm hiểu vấn đề này, tác giả tiến hành lấy ý kiến của CBQL, GV thông qua bảng câu hỏi. Kết quả được thống kê qua bảng 2.9, cụ thể như sau:
Bảng 2.9. Kết quả đánh giá thực trạng hiện có về các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
STT Nội dung trả lời Đối tượng
Mức độ thực hiện Đầy đủ đầy đủ Chưa Chưa có
1 Diện tích nhà trường GV 88,57 11,43 0,00
CBQL 88,00 12,00 0,00 2 Phòng, đồ chơi, dụng cụ phục vụ
giáo dục phát triển ngôn ngữ
GV 15,71 84,29 0,00
CBQL 12,00 88,00 0,00 3 Phòng học và trang, thiết bị trong
phòng học
GV 88,57 11,43 0,00
CBQL 88,00 12,00 0,00 4 Diện tích sân chơi, sân thực hành
và mức độ sạch sẽ, an toàn
GV 4,29 95,71 0,00
CBQL 4,00 96,00 0,00
5 Hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện phát triển ngôn ngữ
GV 100,00 0,00 0,00
CBQL 100,00 0,00 0,00 6
Sân khấu, hội trường, phòng tập, trang phục diễn kịch, âm thanh, ánh sáng, máy tính, máy chiếu
GV 2,86 97,14 0,00
CBQL 4,00 96,00 0,00
7 Nhà vệ sinh GV 100,00 0,00 0,00
CBQL 100,00 0,00 0,00 Nhìn chung, kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My về cơ bản là đầy đủ. Mặc dù các điều kiện này chưa thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu thực tế hiện nay, nhất là những trang thiết bị công nghệ tiên tiến. Nhưng với điều kiện kinh tế của một huyện non trẻ, đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, có được các điều kiện như hiện nay là kết quả của sự thống nhất, quan tâm đầu tư của lãnh đạo huyện và sự nỗ lực, quyết tâm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các trường mẫu giáo. Các điều kiện về hệ thống văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện phát triển ngôn ngữ; nhà vệ sinh được 100% giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá ở mức đầy đủ. Các điều kiện như diện tích nhà trường có 88,57% giáo viên và 88% cán bộ quản lý đánh giá ở mức đầy đủ; Tiêu chí về phòng học và trang, thiết bị trong phòng học được 88,57% giáo viên và 88% cán bộ quản lý đánh giá ở mức đầy đủ. Tuy nhiên, các điều kiện về phòng, đồ chơi, dụng cụ phục vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ và sân khấu, hội trường, phòng tập, trang phục diễn kịch, âm thanh, ánh sáng, máy tính, máy chiếu; có trên 90% ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý cho rằng các điều kiện này là chưa đầy đủ. Nguyên nhân do nguồn vốn đầu tư mua sắm của các trường được Ngân sách Nhà nước cấp hằng năm còn rất hạn chế. Việc huy động các nguồn vốn từ nguồn xã hội hóa không mang lại hiệu quả. Do đó, hoạt động đầu tư mua sắm tại các trường không được triển khai thực hiện.
Ngoài nguồn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị và phương tiện dạy học từ nguồn vốn NSNN. Nguồn vốn huy động từ nguồn vốn xã hội hòa đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động cải thiện các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục. Để đánh giá mức độ đóng góp của phụ huynh trong công tác xã hội hóa giáo dục trong việc đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học của nhà trường. Theo kết quả phỏng vấn của 55 phụ huynh học sinh cho thấy. Đa số các phụ huynh chỉ đóng góp ngày công lao động để dọn dẹp vệ sinh phòng học và cảnh quan nhà trường khi nhà trường yêu cầu. Việc phụ huynh đóng góp tài chính, tài liệu sách báo, đồ dùng dạy học cho nhà trường có mức thực hiện không thường xuyên, thậm chí họ không tham gia đóng góp, ủng hộ cho nhà trường. Nguyên nhân chính là do đa số các phụ huynh là những người lao động nông nghiệp, thu nhập còn thấp và không ổn định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc huy động các nguồn lực từ sự đóng góp của phụ huynh để đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy học không đáp ứng yêu cầu đề ra.
Để đảm các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu giáo dục nói chung và giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Đòi hỏi Hiệu trưởng các trường cần tăng cường việc tham mưu với chính quyền địa phương và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện để phân bổ nguồn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị và phương tiện dạy học. Đồng thời tăng cường kêu gọi các tổ chức kinh tế, các mạnh thường quân và các tổ chức chính trị - xã hội đóng góp nhân lực và vật lực, đầu tư hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.