Các phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 32 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Các phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

làm quen với sách, vở, nguyên tắc đọc và viết tiếng Việt. Để thực hiện hoạt động chuẩn bị cho việc học đọc, giáo viên cần thực hiện các bước sau: Cho trẻ làm quen với chữ cái, làm quen cách đọc các từ đơn giản, chơi trò chơi với các âm, đọc sách cùng trẻ. Để thực hiện hoạt động chuẩn bị cho việc học viết, giáo viên cần thực hiện công việc sau: Chọn lựa hoạt động làm quen với viết như tổ chức các hoạt động tập tô, tập vẽ giúp trẻ làm quen với các nét cơ bản của chữ tiếng Việt, biết cách sử dụng bút để tạo thành các nét của chữ cái. Tiếp theo là hướng dẫn, giúp trẻ thực hiện các hoạt động làm quen với viết khác như: Trò chơi ngón tay nhằm tạo sự linh hoạt, khéo léo cho ngón tay, bàn tay; Thực hiện các hoạt động tạo hình; Tổ chức môi trường giáo dục có các dụng cụ dùng để viết; Trò chơi vận động có sự phối hợp tay và mắt; làm một số đồ chơi đơn giản từ nguyên vật liệu tự nhiên.

1.3.4. Các phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tuổi

Ngôn ngữ phát triển tốt là cơ sở giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tác phong của trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học như: làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình... đặc biệt là môn làm quen với văn học. Hoạt động này giúp trẻ rèn luyện, phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung quanh. Muốn truyền thụ được nội dung nhằm đạt được các mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi, giáo viên (GV) cần phải lựa chọn phương pháp, nhóm phương pháp phù hợp với từng tiết giảng, bài giảng, nội dung giảng.

Theo chương trình giáo dục mẫu giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì có 05 nhóm phương pháp giáo dục gồm:

- Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm bao gồm các phương pháp sau: + Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi. Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của GV, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau...) để phát triển giác quan và rèn luyện tư duy. [17, tr.74].

+ Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú, hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra.

+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra.

chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của GV nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận” [17, tr.74].

- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa. Nhóm phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện, hành động mẫu, hình ảnh tự nhiên, mô hình, sơ đồ và phương tiện nghe nhìn thông qua sử dụng các giác quan, kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ. [17, tr.75].

- Nhóm phương pháp dùng lời nói. Đây là phương pháp thường được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ vì sự phù hợp và tính hiệu quả của nó. GV sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có khả năng truyền đạt thông tin nhằm giúp trẻ hoạt động, suy nghĩ và bộc lộ được cảm xúc bản thân, ý tưởng đối của mình thông qua việc tiếp thu các thông tin từ lời nói của cô giáo. [17, tr.75].

- Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ. Đối với phương pháp này, GV dùng cử chỉ, điệu bộ, kết hợp với lời nói thích hợp để khuyến khích và ủng hộ trẻ hoạt động nhằm khơi gợi niềm vui, tạo niềm tin, cổ vũ sự cố gắng của trẻ trong quá trình hoạt động. [1717, tr.76].

- Nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá: Nêu gương: sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ. Biểu dương trẻ là chính nhưng không lạm dụng. Đánh giá: thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ. Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể. Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ” [17, tr.76].

Trong quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ, CBQL và GV giảng dạy phải đặc biệt chú ý đến mối liên hệ, sự tương tác giữa các phương pháp, nhóm phương pháp và hình thức giáo dục được sử dụng với ngôn ngữ học. Các kiến thức về ngôn ngữ học là những kiến thức cơ bản của ngôn ngữ tiếng Việt. Phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ mầm non cũng bắt đầu từ việc phát triển các nội dung đó. Vì vậy, những kiến thức về ngôn ngữ học sẽ là những kiến thức cơ sở giúp cho các nhà giáo dục hiểu đúng nội dung, tìm ra các phương pháp và hình thức giáo dục hiệu quả.

Phải chú ý mối liên hệ giữa phương pháp và hình thức giáo dục với tâm lí học trẻ em. Dựa trên cơ sở, kết quả nghiên cứu của các nhà tâm lý về tâm lý trẻ em để thấy được những đặc điểm, sự khác biệt về tâm lý của trẻ em 5 - 6 tuổi mà xác định lựa chọn các phương pháp, nhóm phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp. Bên cạnh đó, CBQL và GV giảng dạy cũng cần chú ý tính hiệu quả của các phương pháp đối với sinh lý của trẻ. Ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trẻ em 5 - 6 tuổi có cơ sở và phụ thuộc nhiều vào yếu tố sinh lý. Đó chính là bộ máy cấu âm.

1.3.5. Các hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Để thực hiện các nội dung giáo dục nói chung và giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giáo viên sử dụng 03 nhóm hình thức tổ chức như sau:

-Thứ nhất là theo mục đích và nội dung giáo dục, trong đó các các tiểu hình thức sau: “Tổ chức hoạt động có chủ định của GV và theo ý thích của trẻ” và “Tổ chức lễ hội; tổ chức kỷ niệm các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đen trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ (Tết Trung thu, ngày hội đến trường, tết cổ truyền, sinh nhật của trẻ, ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các bạn gái (8/3), tết thiếu nhi (01/6), ngày ra trường)” [17, tr.73].

- Thứ hai là theo vị trí không gian, có hai tiểu hình thức: tổ chức hoạt động trong phòng, lớp và tổ chức hoạt động ngoài trời.

- Thứ ba là theo số lượng trẻ, có các tiểu hình thức: tổ chức hoạt động cá nhân; tổ chức hoạt động theo nhóm nhỏ; tổ chức hoạt động theo nhóm lớn.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)