Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 40 - 41)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ

Cũng giống như quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp, hình thức, quản lý các điều kiện; hoạt động quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi cũng được thực hiện thông qua một quá trình bao gồm năm bước sau: thứ nhất là cập nhật văn bản; thứ hai là lập kế hoạch quản lý, thứ ba là thực hiện kế hoạch, thứ tư là đánh giá kết quả thực hiện và thứ năm là điều chỉnh những vấn đề cần thiết. Đây là một trong những khâu cần thiết và quan trọng nhất trong quá trình quản lý giáo dục thể chất cho trẻ vì kết quả của hoạt động này chính là cơ sở quan trọng và thiết thực nhất để đánh giá năng lực, thái độ, kỹ năng cũng như mức độ hoàn thành công việc được giao của GV.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, CBQL phải đặc biệt chú ý nhằm đảm bảo những yêu cầu về tính chính xác, tính khoa học, tính khách quan, tính công khai. Hoạt động này có tác động trực tiếp đến thái độ, kết quả làm việc của GV. Nếu công tác kiểm tra, đánh giá được triển khai một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình làm việc tích cực của GV. Thông qua công tác này giúp cho CBQL phát hiện những ưu điểm, thế mạnh của GV và phát huy nó một cách tối đa. Ngược lại, hoạt động quản lý công tác kiểm tra, đánh giá mà không phù hợp, không tốt sẽ tạo ra nhiều ức chế, làm mất tinh thần phấn đấu, vươn lên; không đánh giá được chất lượng giảng dạy, năng lực, kỹ năng của GV.

Trên cơ sở đó, CBQL phải nắm vững nguyên tắc kiểm tra, đánh giá; thường xuyên tìm hiểu để kịp thời cập nhật các văn bản quản lý của lãnh đạo các cấp. Phải

thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế để có cơ sở đánh giá. Bản thân người quản lý phải không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội và yêu cầu thực tế tại trường. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành bằng những phương pháp thực sự phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Điều này, đòi hỏi CBQL phải không ngừng nghiên cứu để áp dụng các phương pháp phù hợp, đổi mới phương pháp làm việc của mình.

Bên cạnh trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, phương pháp kiểm tra, đánh giá; hoạt động quản lý công tác kiểm tra, đánh giá nhất thiết phải được thực hiện một cách khoa học và đúng quy trình. Muốn kiểm tra thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, CBQL phải xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá đáp ứng được yêu cầu đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)