7. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Quản lý hình thứcgiáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-6 tuổi ở các
trường mẫu giáo
Có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ, đó là: Các tiết học và các hoạt động ngoài tiết học (đổi mới hình giáo dục MN sử dụng các thuật ngữ hoạt động chung và hoạt động góc). Các tiết học có thể chia thành các loại như: Tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái; loại tiết học có ưu thế phát triển lời nói như cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh và cho trẻ làm quen với văn học; và các tiết học khác như cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc,... Mọi tiết học khác nhau đều có cơ hội để phát triển tiếng nói cho trẻ. Đặc biệt các giờ học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là những loại giờ độc chiếm ưu thế phát triển lời nói cho trẻ. Các giờ học thơ, truyện vừa giải quyết nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nghệ thuật, vừa giải quyết một nhiệm vụ quan trọng không kém là hình thành và phát triển cho trẻ kĩ năng nói đúng ngữ pháp và lời nói mạch lạc.
Hình thức ngoài tiết học bao gồm tất cả các hoạt động khác như: vui chơi, lao động, tham quan, sinh hoạt,...
Không phải bài học nào cũng có thể thực hiện bằng con đường giảng dạy trên lớp. Ví dụ: Giáo dục thói quen nói chuyện có văn hóa khi giao tiếp biết phát biểu trước đông người.v.v...
Trò chơi là hình thức tác động có hiệu quả đến ngôn ngữ của trẻ. Trò chơi giúp trẻ tự nói lên lời nói của mình. Tích cực hóa vốn từ của trẻ. Giáo viên tham gia vào các trò chơi với trẻ, làm phong phú thêm vốn từ của chúng, đồng thời giáo dục trẻ lễ độ khi giao tiếp.
Xem tranh xem kịch cũng là biện pháp phát triển tiếng nói cho trẻ. Cảm xúc vui sướng, buồn, giận của trẻ ảnh hưởng đến mức độ nắm vững tiếng nói. Các cảm giác này là nhạy bén quá trình tri giác của trẻ, có ảnh hưởng đến cách diễn đạt bằng lời của trẻ khi xem.
Hoạt động sinh hoạt của trẻ dưới chỉ đạo của giáo viên cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên có thời gian nói chuyện với trẻ, sáng tạo nhiều chủ đề để nói chuyện khác nhau (ăn mặc, thể dục buổi sáng, dạo chơi, đi bộ, v.v...), làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, hình thành thói quen nói chuyện.
Tóm lại có rất nhiều hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mỗi hình thức có tính ưu việt riêng của nó. Để đạt được mức độ phát triển ngôn ngữ thật tốt cho trẻ, cần vận dụng tất cả các hình thức.