Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 71 - 73)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển

Bênh cạnh nguồn nhân lực, chương trình giáo dục thì các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ. Thông qua quá trình quan sát thực tế tại các trường về các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Về cơ bản các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mẫu giáo hiện nay cơ bản đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Đa phần các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My đang ở mức tương đối đầy đủ. Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện tốt công tác quản lý các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Để đánh giá cụ thể về công tác quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữtại các trường, tác giả điều tra 3 cán bộ quản lý phòng giáo dục và 22 CBQL tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện thu được kết quả sau:

Bảng 2.16. Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

STT Quản lý nội dung phát triển ngôn ngữ

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Quản lý về ý thức và trách nhiệm của giáo viên trong việc sử dụng CSVC và PTDH

20 72 8 0 40 48 12 0

2

Chỉ đạo giáo viên sử dụng PTDH và tự làm đồ dùng dạy học phù hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ 32 60 8 0 44 48 8 0 3 Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá CSVC, PTDH và môi trường hoạt động của trẻ 0 64 36 0 0 72 28 0 4 Xây dựng kế hoạch mua sắm sửa chữa bổ sung hằng năm

32 48 20 0 48 32 20 0

5 Quản lý và bảo quản

Căn cứ theo kết quả thống kê tại bảng 2.16 cho thấy, các trường đã triển khai thực hiện khá thường xuyên các nội dung cơ bản trong công tác quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đồng thời đa số cán bộ quản lý đánh giá ở mức khá trở lên chiếm đa số. Cụ thể như sau:

- Đối với công tác quản lý về về ý thức và trách nhiệm của giáo viên trong việc sử dụng CSVC và PTDH có 20% ý kiến đánh giá ở mức rất thường xuyên, 72% ý kiến đánh giá ở mức thường xuyên và 8% ý kiến đánh giá ở mức thỉnh thoảng. Kết quả đạt được đối với nội dung quản lý này là 40% ý kiến đánh giá ở mức tốt; 48% ý kiến đánh giá ở mức khá và 12% ý kiến đánh giá ở mức trung bình.

- Đối với công tác chỉ đạo giáo viên sử dụng PTDH và tự làm đồ dùng dạy học phù hợp với hoạt động phát triển ngôn ngữ. Đối với nội dung này có 32% ý kiến đánh giá của CBQL đánh giá mức độ thực hiện ở mức rất thường xuyên, 60% ý kiến đánh giá ở mức thường xuyên và 8% ý kiến đánh giá ở mức thỉnh thoảng. Đồng thời kết quả thực hiện được đánh giá ở mức khá trở lên là 92% và có 8% ý kiến đánh giá ở mức trung bình.

- Đối với công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá CSVC, PTDH và môi trường hoạt động của trẻ. Đây là nội dung có mức độ thực hiện thấp nhất, có 64% ý kiến đánh giá của CBQL cho rằng hoạt động này được thực hiện thường xuyên và có 36% ý kiến đánh giá hoạt động này thực hiện không thường xuyên. Theo kết quả đánh giá về kết quả thực hiện cho thấy, có 72% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá và 28% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình.

- Đối với công tác xây dựng kế hoạch mua sắm sửa chữa bổ sung hằng năm. Theo kết quả đánh giá của CBQL, có 32% ý kiến đánh giá hoạt động này được tổ chức thực hiện rất thường xuyên, 48% ý kiến đánh giá hoạt động này thực hiện ở mức thường xuyên và 20% ý kiến đánh giá ở mức thỉnh thoảng. Theo kết quả đánh giá về kết quả thực hiện nội dung này, có 48% ý kiến đánh giá ở mức tốt, 32% ý kiến đánh giá ở mức khác và 20% ý kiến đánh giá ở mức trung bình.

- Cuối cùng là công tác quản lý và bảo quản cơ sơ vật chất và phương tiện dạy học tại các trường. Theo kết quả đánh giá thì đây là nội dung được lãnh đạo các trường đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện rất thường xuyên và kết quả thực hiện hoạt động này được đánh giá ở mức khá trở lên là 80% ý kiến đánh giá và có 20% ý kiến đánh giá ở mức trung bình.

Theo kết quả phân tích trên cho thấy, cơ bản các trường đã triển khai thực hiện tương đối tốt các nội dung quản lý về các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mẫu giáo. Bên cạnh đó, vẫn còn một số trường thực hiện công tác này chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra. Lãnh đạo một số trường còn chậm trể trong việc lập kế hoạch mua sắm sửa chữa bổ sung cơ sở vật chất và phương tiện dạy học. Công tác Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá CSVC, PTDH và môi trường hoạt động của trẻ các trường chưa được quan tâm triển khai thực hiện thường

xuyên. Để các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ đáp ứng yêu cầu. Đòi hỏi các trường phải tăng cường việc theo dõi đánh giá hiện trạng thực tế, xây dựng kế hoạch mua sắm, sửa chữa bổ sung kịp thời. Đồng thời tăng cường công tác bảo quản và sử dụng có hiệu quả các tài sản và trang thiết bị hiện có.

2.4.5. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)