Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữcho

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 39 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữcho

cho trẻ 5-6 tuổi cho trẻ ở các trường mẫu giáo

Điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm hai yếu tố: môi trường vật chất và môi trường xã hội. Quản lý các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ là quá trình phối hợp chặt chẽ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ giữa GV giảng dạy và CBQL, nhằm kiểm soát các điều kiện vật chất như: cơ sở vật chất (trường, lớp, sân chơi, đồ dùng học tập, phương tiện - trang thiết bị dạy và học, đồ chơi, dụng cụ chế biến, chứa đựng, bảo quản thức ăn...) và các điều kiện xã hội như môi trường học tập, môi trường sinh hoạt, môi trường sống, kinh tế, văn hóa, xã hội... có tác động đến hoạt động học tập của nhà trường nói chung và trẻ nói riêng.

Quá trình quản lý các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm đảm bảo tất cả các yếu tố nêu trên phải luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ và luôn đáp ứng được các yêu cầu về mặt tiêu chuẩn, chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như quy chuẩn của nhà trường.

Ngoài những điều kiện chung về mặt vật chất và tinh thần, khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi, GV cần đặc biệt chú ý, duy trì 9 điều kiện cụ thể sau đây:

 Tạo bầu khí vui tươi, thoải mái, tránh căng thẳng hoặc sự cố gắng thái quá đối với trẻ;

 Thường xuyên nắm bắt và kiểm soát tình hình lớp học nhằm đảm bảo cho trẻ không lơ đãng, bất hợp tác hay làm việc riêng;

 Nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt, thái độ phù hợp. Không nên đặt quá nhiều câu hỏi, không nên sử dụng từ, câu đa nghĩa, phức tạp. Khi cần thiết thì giải thích một cách cụ thể, bằng hành động, cử chỉ;

 Tổ chức các giờ học, buổi học vui nhộn, cuốn hút với các phương tiện nghe nhìn phù hợp;

 Khai thác triệt để cơ hội thuận lợi, nhất là những lúc trẻ em có thái độ hợp tác, nhiệt tình, để trao đổi và vui đùa với trẻ bằng ngôn ngữ;

 Đặt ra mục tiêu phù hợp và phải đạt được nó để khích lệ tinh thần trẻ;

 Luôn kiên trì, tiếp tục nỗ lực khi trẻ còn vụng về, chưa đạt được mục tiêu ngôn ngữ cụ thể;

 Đánh giá và đánh dấu mỗi bước tiến mà trẻ đạt được, khi cần thiết cho trẻ thấy sự tiến bộ của chính bản thân trẻ;

 Luôn phát huy khả năng sáng tạo và thích nghi thường xuyên với hoàn cảnh, tùy môi trường cụ thể.

1.4.6. Quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)