Thực trạng quản lý nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 67 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-

5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo

Công tác quản lý nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các TMG tại huyện Bắc Trà My được xem là một trong những vấn đề trọng tâm trong công tác quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói chung. Hiện nay, cán bộ quản lý tại các trường mẫu giáo đang thực hiện công tác này rất thường xuyên. 100% đối tượng được khảo sát đều đánh giá mức độ thực hiện công tác quản lý nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở mức rất thường xuyên và thường xuyên với kết quả đạt được là loại tốt và loại khá. Thực trạng cụ thể của công tác này được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.13. Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Quản lý nội dung phát triển ngôn ngữ

Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu Quản lý phát triển khả năng

nghe và nói 20,00 72,00 8,00 0,00 40,00 48,00 12,00 0,00 Quản lý kể chuyện, đọc

thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ

0,00 72,00 28,00 0,00 32,00 56,00 12,00 0,00 Quản lý trò chơi đóng kịch 0,00 64,00 36,00 0,00 20,00 72,00 8,00 0,00 Quản lý kể truyện sáng tạo 0,00 48,00 44,00 8,00 12,00 68,00 20,00 0,00 Quản lý hoạt động chuẩn bị

cho việc học đọc, học viết. 60,00 32,00 8,00 0,00 28,00 52,00 20,00 0,00 Căn cứ theo kết quả đánh giá của 25 cán bộ quản lý về công tác quản lý nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5 – 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện cho thấy. Hiệu trưởng các trưởng đã tổ chức triển khai các nội dung quản lý

hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ không đảm bảo tính nhất quán. Các trường chỉ tập trung vào thực hiện các nội dung cơ bản như quản lý phát triển khả năng nghe và nói cho trẻ với mức độ thực hiện thường xuyên trở lên chiếm tỷ lệ trên 72% và quản lý hoạt động chuẩn bị cho việc học đọc và học viết của trẻ có mức độ thực hiện rất thường xuyên là 60% và hoạt động thường xuyên là 32%. Các nội dung quản lý trò chơi đóng kịch và quản lý kể chuyện sáng tạo chưa được triển khai thực hiện nghiệm túc, có 8% ý kiến đánh giá công tác quản lý kế chuyện sáng tạo tại các trường mẫu giáo chư được thực hiện và có trên 35 % ý kiến đánh giá hai nội dung này ở mức độ không thường xuyên.

Căn cứ vào bảng 2.14 cho thấy, kết quả thực hiện các nội dung quản lý về hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5- 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện được đánh giá ở mức khá trở lên chiếm đa số. Đặc biệt vẫn còn 12% ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý đối với thực hiện nội dung quản lý phát triển khả năng nghe nói và quản lý kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ tại các trường ở mức độ thực hiện trung bình. Có 20% ý kiến đánh giá hoạt động Quản lý kể truyện sáng tạo và Quản lý hoạt động chuẩn bị cho việc học đọc, học viết cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo ở mức trung bình và có 8% ý kiến đánh giá hoạt động quản lý trò chơi đóng kịch cho trẻ từ 5-6 tuổi đạt ở mức trung bình.

Qua kết quả phân tích nêu trên, một lần nữa có thể khẳng định rằng, công tác chỉ đạo của hiệu trưởng tại các trường chưa được thực hiện bài bản và thường xuyên. Công tác quản lý các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi được triển khai thực hiện chưa đồng bố và thiếu tính nhất quán tại các trường. Một số trường tổ chức thực hiện còn mang tính hình thức, nội dung giáo dục phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giáo viên. Vì vậy, trong thời gian đến hiệu trưởng cần tăng cường công tác chỉ đạo và giám sát tốt kết quả thực hiện công tác quản lý các nội dung giáo dục phát

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)