Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 35)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo

giáo 5-6 tuổi

Quá trình vận hành và đảm bảo chất lượng của trường học và cơ sở giáo dục được vận hành và điều tiết bởi nhiều yếu tố, trong đó có công tác kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về những vấn đề giáo dục của GV, viên chức, người lao động và người học. Trong đó, trình độ, năng lực, nghiệp vụ thực hiện mục tiêu giảng dạy và học tập của GV, trẻ về tác động và nguyên nhân của tình hình giáo dục, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của người quản lý và nhà trường, để việc giảng dạy và học tập ngày một tiến bộ hơn. Kiểm tra, đánh giá ở các trường mẫu giáo là quá trình theo dõi, thu thập, xử lý thông tin để kịp thời điều chỉnh và làm cơ sở phân loại năng lực, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên và kết quả học tập của trẻ. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: “Đánh giá sự phát triển của trẻ là quá trình thu thập thông tin về trẻ một cách có hệ thống và phân tích, đối chiếu với mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non, nhận định mức độ phát triển của trẻ, nhằm điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp” [17, tr.76].

Trong điều kiện xã hội và giáo dục hiện nay thì kiểm tra, đánh giá theo hướng và quan điểm mở đang được nhiều trường áp dục để tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên và trẻ có cơ hội thể hiện tư duy độc lập và khả năng sáng tạo của mình. Cùng với quá trình đổi mới chương trình, hoàn thiện nội dung, phương pháp giảng dạy, thì việc đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá cũng cần được bổ sung, đổi mới cho phù hợp với điều kiện mới.

Công tác kiểm tra, đánh giá được thực hiện cả đối với cán bộ quản lý (CBQL), GV và trẻ trên các vấn đề giáo dục: Mục tiêu giáo dục, nội dung - hình thức giáo dục, phương pháp giáo dục... Mục đích của công tác này là: “Xác định mức độ đạt được ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề/ tháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo” 21, tr.76].

1.4. Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo Mẫu giáo

1.4.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo (TMG)

Quản lý mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là sự tác động của CBQL ở các TMG bằng các biện pháp phù hợp với đặc trưng của quá trình dạy và học về mặt mục tiêu.

Quản lý mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi hướng tới để đạt được 07 vấn đề sau:

 Khả năng lắng nghe, hiểu lời nói trong giao tiếp hằng ngày;

 Khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...);

 Khả năng diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày;

 Khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại truyện;

 Khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi; một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết.

Trên cơ sở quản lý mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, CBQL phải căn cứ vào tình hình, điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương để xây dựng mục tiêu và kế hoạch quản lý mục tiêu cụ thể cho trường nói chung và cho chính bản thân mình nói riêng. Sau khi đã thống nhất được hệ thống các mục tiêu, cán bộ quản lý phải thường xuyên kiểm soát quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ của từng GV. Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo tất cả các mục tiêu, bao gồm: mục tiêu của tiết học, buổi học, nội dung học, môn học, kỳ học được kiểm soát một cách tối ưu nhất.

CBQL phải thường xuyên rà soát, cập nhật và nắm vững nội dung văn bản quy định về mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ để thực hiện đúng và làm cơ sở điều chỉnh những điểm chưa hợp lý trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo của mỗi GV.

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo tuổi ở các trường mẫu giáo

Quản lý nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là hoạt động kiểm soát, điều tiết các yếu tố trong nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Quản lý nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm 05 vấn đề sau:

 Quản lý phát triển khả năng nghe và nói;

 Quản lý kể truyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ;

 Quản lý trò chơi đóng kịch;

 Quản lý kể truyện sáng tạo;

 Quản lý hoạt động chuẩn bị cho việc học đọc, học viết. Trong quá trình quản lý, CBQL cần chú ý các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích. Phải luôn kiểm soát GV giảng dạy có đúng mục đích hay không vì học có sử dụng bất kỳ phương pháp hay nhóm phương pháp giảng dạy nào thì việc giảng dạy, chương trình giảng dạy... cũng phải có mục đích rõ ràng, mang tính thiết thực và hiệu quả.

- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện. Nguyên tắc này sẽ đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng quan sát tốt và luôn rèn luyện nó. Trong quá trình quản lý phải đặc biệt chú ý đến những nội dung trẻ được giáo dục vì như thế mới có thể chăm sóc, giáo

dục và hướng dẫn trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về tất cả các tiểu mục tiêu. Đồng thời giúp cho trẻ phát triển, rèn luyện cả về mặt tư duy và đạo đức, nhân cách và tác phong.

- Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm. Trong quá trình quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi, CBQL phải luôn kiểm soát để đảm bảo giáo viên luôn dùng hình thức tổ chức theo nhóm cho trẻ học tập để trẻ luôn được giao tiếp với nhau bằng chính khả năng ngôn ngữ của mình với các bạn và với cô giáo.

- Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục. Với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, sau cha mẹ thì cô giáo là người gần gũi, chăm sóc, dạy dỗ trẻ nhiều nhất nên nắm được đặc điểm tâm lý, tình cảm của trẻ. Ở độ tuổi này giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau vì thế là người làm công tác quản lý và GV giảng dạy phải phối hợp chặt chẽ với bố mẹ, gia đình của trẻ để trao đổi về phương pháp cũng như tính cách, những mặt chưa tốt của trẻ để cùng nhau đưa ra cách tốt nhất giúp trẻ.

- Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục. CBQL và GV chú ý: không lấy việc truyền đạt kiến thức hoặc thành tích làm trọng tâm. Mà tập trung vào việc chăm sóc, giáo dục mềm dẻo thông qua các hoạt động như: vui chơi, múa hát, đóng kịch, kể chuyện... từ đó hình thành nên một môi trường ấm áp, vui vẻ tạo sự tin tưởng thoải mái cho trẻ.

- Nguyên tắc cô giáo chủ đạo - trẻ hoạt động tích cực. Đây là một trong những nguyên tắc giúp cô trò gần gũi nhau hơn đồng thời giúp bạn nhận ra khả năng ngôn ngữ của từng trẻ. Cô giáo chỉ đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn còn trẻ sẽ tự tìm hiểu về các môi trường cùng hiện tượng xung quanh mình theo lời cô dạy. Giáo viên càng để trẻ chủ động bao nhiêu thì sự hiểu biết và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ càng vững vàng bấy nhiêu.

- Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ. Mỗi trẻ có niềm đam mê riêng và nếu như GV biết khơi dậy niềm đam mê đó của trẻ thì trẻ sẽ vô cùng tích cực và vui vẻ trong học tập, phát triển ngôn ngữ tốt. Trẻ sẽ luôn luôn chủ động cũng như sáng tạo trong quá trình học tập. Đây là một nguyên tắc giúp hình thành và phát triển tâm lý của trẻ nhiều nhất trong giáo dục mầm non. Nếu người quản lý và GV nắm bắt được tâm lý trẻ và vững vàng với những nguyên tắc giáo dục mầm non thì đây sẽ là điểm mấu chốt và khơi dậy niềm đam mê của trẻ.

1.4.3. Quản lý phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo

Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo, việc quản lý phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi là công việc quan trọng của các nhà quản lý để đạt được mục tiêu quản lý.

Để quản lý thành công trước hết cần xác định được các phương pháp phù hợp với nội dung đề ra.

Phương pháp là yếu tố quan trọng, có khả năng quyết định đối với sự thành công hay thất bại của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nếu biết áp dụng phù hợp, khoa học các phương pháp hoặc nhóm phương pháp thì hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên gấp bội. Ngược lại nếu sử dụng các phương pháp, nhóm phương pháp không phù hợp thì không đạt được kết quả tốt. Trên cơ sở đó, trong suốt quá trình giảng dạy, GV cần nhận được sự quản lý nghiêm ngặt của CBQL.

Quản lý phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là hoạt động kiểm soát, hướng dẫn, đánh giá về mặt phương pháp của CBQL đối với GV giảng dạy và quá trình học tập của trẻ nhằm đảm bảo các phương pháp, nhóm phương pháp giảng dạy mà GV lựa chọn là phù hợp, hiệu quả.

Công việc của người cán bộ quản lý cần phải bồi dưỡng để giáo viên nắm phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi như:

Bồi dưỡng phương pháp phù hợp theo chương trình giáo dục mầm non. Trang bị chương trình giáo dục mầm non cho tất cả giáo viên.

Tổ chức cho giáo viên xây dựng chuyên đề để giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Quản lý phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm 05 nội dung sau:

 Kiểm soát việc áp dụng nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm;

 Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp trực quan - minh họa;

 Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói;

 Kiểm soát việc ứng dụng nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ;

 Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và trẻ.

1.4.4. Quản lý hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo trường mẫu giáo

Có hai hình thức phát triển lời nói cho trẻ, đó là: Các tiết học và các hoạt động ngoài tiết học (đổi mới hình giáo dục MN sử dụng các thuật ngữ hoạt động chung và hoạt động góc). Các tiết học có thể chia thành các loại như: Tiết học cho trẻ làm quen với chữ cái; loại tiết học có ưu thế phát triển lời nói như cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh và cho trẻ làm quen với văn học; và các tiết học khác như cho trẻ làm quen với toán, tổ chức hoạt động tạo hình, giáo dục âm nhạc,... Mọi tiết học khác nhau đều có cơ hội để phát triển tiếng nói cho trẻ. Đặc biệt các giờ học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là những loại giờ độc chiếm ưu thế phát triển lời nói cho trẻ. Các giờ học thơ, truyện vừa giải quyết nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nghệ thuật, vừa giải quyết một nhiệm vụ quan trọng không kém là hình thành và phát triển cho trẻ kĩ năng nói đúng ngữ pháp và lời nói mạch lạc.

Hình thức ngoài tiết học bao gồm tất cả các hoạt động khác như: vui chơi, lao động, tham quan, sinh hoạt,...

Không phải bài học nào cũng có thể thực hiện bằng con đường giảng dạy trên lớp. Ví dụ: Giáo dục thói quen nói chuyện có văn hóa khi giao tiếp biết phát biểu trước đông người.v.v...

Trò chơi là hình thức tác động có hiệu quả đến ngôn ngữ của trẻ. Trò chơi giúp trẻ tự nói lên lời nói của mình. Tích cực hóa vốn từ của trẻ. Giáo viên tham gia vào các trò chơi với trẻ, làm phong phú thêm vốn từ của chúng, đồng thời giáo dục trẻ lễ độ khi giao tiếp.

Xem tranh xem kịch cũng là biện pháp phát triển tiếng nói cho trẻ. Cảm xúc vui sướng, buồn, giận của trẻ ảnh hưởng đến mức độ nắm vững tiếng nói. Các cảm giác này là nhạy bén quá trình tri giác của trẻ, có ảnh hưởng đến cách diễn đạt bằng lời của trẻ khi xem.

Hoạt động sinh hoạt của trẻ dưới chỉ đạo của giáo viên cũng là hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên có thời gian nói chuyện với trẻ, sáng tạo nhiều chủ đề để nói chuyện khác nhau (ăn mặc, thể dục buổi sáng, dạo chơi, đi bộ, v.v...), làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, hình thành thói quen nói chuyện.

Tóm lại có rất nhiều hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mỗi hình thức có tính ưu việt riêng của nó. Để đạt được mức độ phát triển ngôn ngữ thật tốt cho trẻ, cần vận dụng tất cả các hình thức.

1.4.5. Quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi cho trẻ ở các trường mẫu giáo cho trẻ 5-6 tuổi cho trẻ ở các trường mẫu giáo

Điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm hai yếu tố: môi trường vật chất và môi trường xã hội. Quản lý các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ là quá trình phối hợp chặt chẽ về mặt chuyên môn, nghiệp vụ giữa GV giảng dạy và CBQL, nhằm kiểm soát các điều kiện vật chất như: cơ sở vật chất (trường, lớp, sân chơi, đồ dùng học tập, phương tiện - trang thiết bị dạy và học, đồ chơi, dụng cụ chế biến, chứa đựng, bảo quản thức ăn...) và các điều kiện xã hội như môi trường học tập, môi trường sinh hoạt, môi trường sống, kinh tế, văn hóa, xã hội... có tác động đến hoạt động học tập của nhà trường nói chung và trẻ nói riêng.

Quá trình quản lý các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm đảm bảo tất cả các yếu tố nêu trên phải luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ và luôn đáp ứng được các yêu cầu về mặt tiêu chuẩn, chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như quy chuẩn của nhà trường.

Ngoài những điều kiện chung về mặt vật chất và tinh thần, khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi, GV cần đặc biệt chú ý, duy trì 9 điều kiện cụ thể sau đây:

 Tạo bầu khí vui tươi, thoải mái, tránh căng thẳng hoặc sự cố gắng thái quá đối với trẻ;

 Thường xuyên nắm bắt và kiểm soát tình hình lớp học nhằm đảm bảo cho trẻ không lơ đãng, bất hợp tác hay làm việc riêng;

 Nghiên cứu, lựa chọn và sử dụng từ ngữ, cách diễn đạt, thái độ phù hợp. Không nên đặt quá nhiều câu hỏi, không nên sử dụng từ, câu đa nghĩa, phức tạp. Khi cần thiết thì giải thích một cách cụ thể, bằng hành động, cử chỉ;

 Tổ chức các giờ học, buổi học vui nhộn, cuốn hút với các phương tiện nghe nhìn phù hợp;

 Khai thác triệt để cơ hội thuận lợi, nhất là những lúc trẻ em có thái độ hợp tác, nhiệt tình, để trao đổi và vui đùa với trẻ bằng ngôn ngữ;

 Đặt ra mục tiêu phù hợp và phải đạt được nó để khích lệ tinh thần trẻ;

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)