Quản lý nội dung hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-6 tuổi ở

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-6 tuổi ở

1.4.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo tuổi ở các trường mẫu giáo

Quản lý nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là hoạt động kiểm soát, điều tiết các yếu tố trong nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Quản lý nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm 05 vấn đề sau:

 Quản lý phát triển khả năng nghe và nói;

 Quản lý kể truyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ;

 Quản lý trò chơi đóng kịch;

 Quản lý kể truyện sáng tạo;

 Quản lý hoạt động chuẩn bị cho việc học đọc, học viết. Trong quá trình quản lý, CBQL cần chú ý các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích. Phải luôn kiểm soát GV giảng dạy có đúng mục đích hay không vì học có sử dụng bất kỳ phương pháp hay nhóm phương pháp giảng dạy nào thì việc giảng dạy, chương trình giảng dạy... cũng phải có mục đích rõ ràng, mang tính thiết thực và hiệu quả.

- Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện. Nguyên tắc này sẽ đòi hỏi người quản lý phải có kỹ năng quan sát tốt và luôn rèn luyện nó. Trong quá trình quản lý phải đặc biệt chú ý đến những nội dung trẻ được giáo dục vì như thế mới có thể chăm sóc, giáo

dục và hướng dẫn trẻ phát triển một cách toàn diện, hài hòa về tất cả các tiểu mục tiêu. Đồng thời giúp cho trẻ phát triển, rèn luyện cả về mặt tư duy và đạo đức, nhân cách và tác phong.

- Nguyên tắc giáo dục trẻ làm việc theo nhóm. Trong quá trình quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi, CBQL phải luôn kiểm soát để đảm bảo giáo viên luôn dùng hình thức tổ chức theo nhóm cho trẻ học tập để trẻ luôn được giao tiếp với nhau bằng chính khả năng ngôn ngữ của mình với các bạn và với cô giáo.

- Nguyên tắc nhà trường và gia đình cùng giáo dục. Với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, sau cha mẹ thì cô giáo là người gần gũi, chăm sóc, dạy dỗ trẻ nhiều nhất nên nắm được đặc điểm tâm lý, tình cảm của trẻ. Ở độ tuổi này giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau vì thế là người làm công tác quản lý và GV giảng dạy phải phối hợp chặt chẽ với bố mẹ, gia đình của trẻ để trao đổi về phương pháp cũng như tính cách, những mặt chưa tốt của trẻ để cùng nhau đưa ra cách tốt nhất giúp trẻ.

- Nguyên tắc linh hoạt trong giảng dạy và giáo dục. CBQL và GV chú ý: không lấy việc truyền đạt kiến thức hoặc thành tích làm trọng tâm. Mà tập trung vào việc chăm sóc, giáo dục mềm dẻo thông qua các hoạt động như: vui chơi, múa hát, đóng kịch, kể chuyện... từ đó hình thành nên một môi trường ấm áp, vui vẻ tạo sự tin tưởng thoải mái cho trẻ.

- Nguyên tắc cô giáo chủ đạo - trẻ hoạt động tích cực. Đây là một trong những nguyên tắc giúp cô trò gần gũi nhau hơn đồng thời giúp bạn nhận ra khả năng ngôn ngữ của từng trẻ. Cô giáo chỉ đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn còn trẻ sẽ tự tìm hiểu về các môi trường cùng hiện tượng xung quanh mình theo lời cô dạy. Giáo viên càng để trẻ chủ động bao nhiêu thì sự hiểu biết và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ càng vững vàng bấy nhiêu.

- Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê của trẻ. Mỗi trẻ có niềm đam mê riêng và nếu như GV biết khơi dậy niềm đam mê đó của trẻ thì trẻ sẽ vô cùng tích cực và vui vẻ trong học tập, phát triển ngôn ngữ tốt. Trẻ sẽ luôn luôn chủ động cũng như sáng tạo trong quá trình học tập. Đây là một nguyên tắc giúp hình thành và phát triển tâm lý của trẻ nhiều nhất trong giáo dục mầm non. Nếu người quản lý và GV nắm bắt được tâm lý trẻ và vững vàng với những nguyên tắc giáo dục mầm non thì đây sẽ là điểm mấu chốt và khơi dậy niềm đam mê của trẻ.

1.4.3. Quản lý phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mẫu giáo

Nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo, việc quản lý phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi là công việc quan trọng của các nhà quản lý để đạt được mục tiêu quản lý.

Để quản lý thành công trước hết cần xác định được các phương pháp phù hợp với nội dung đề ra.

Phương pháp là yếu tố quan trọng, có khả năng quyết định đối với sự thành công hay thất bại của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nếu biết áp dụng phù hợp, khoa học các phương pháp hoặc nhóm phương pháp thì hiệu quả giáo dục sẽ tăng lên gấp bội. Ngược lại nếu sử dụng các phương pháp, nhóm phương pháp không phù hợp thì không đạt được kết quả tốt. Trên cơ sở đó, trong suốt quá trình giảng dạy, GV cần nhận được sự quản lý nghiêm ngặt của CBQL.

Quản lý phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi là hoạt động kiểm soát, hướng dẫn, đánh giá về mặt phương pháp của CBQL đối với GV giảng dạy và quá trình học tập của trẻ nhằm đảm bảo các phương pháp, nhóm phương pháp giảng dạy mà GV lựa chọn là phù hợp, hiệu quả.

Công việc của người cán bộ quản lý cần phải bồi dưỡng để giáo viên nắm phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi như:

Bồi dưỡng phương pháp phù hợp theo chương trình giáo dục mầm non. Trang bị chương trình giáo dục mầm non cho tất cả giáo viên.

Tổ chức cho giáo viên xây dựng chuyên đề để giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

Quản lý phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi bao gồm 05 nội dung sau:

 Kiểm soát việc áp dụng nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm;

 Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp trực quan - minh họa;

 Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói;

 Kiểm soát việc ứng dụng nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ;

 Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá trong quá trình giảng dạy, học tập của giáo viên và trẻ.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)