7. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữcho trẻ 5-6 tuổ
tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo tuổi tại các trường Mẫu giáo
Quản lý giáo dục có vai trò kiểm soát, điều tiết mọi hoạt động giáo dục. Nó thực hiện chức năng kế hoạch hóa toàn bộ nội dung công việc sẽ thực hiện trong tương lai nhằm đạt kết quả cao nhất. Kế hoạch hóa là chức năng đầu tiên, giúp dự trù, tính toán cho việc thực hiện kết quả. Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng nhất của việc lãnh đạo, soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất. Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chương trình hành động, xác định từng bước đi, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý và đối tượng quản lý trong các nhà trường. Việc xác định mục tiêu và quản lý mục tiêu là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động quản lý. Để đánh giá thực trạng công tác quản lý mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi của BGH tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tác giả tiến hành khảo sát thu được kết quả thống kê tại bảng 2.12.
Bảng 2.12 Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
STT Nội dung quản lý mục tiêu
Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%)
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Rà soát, phổ biến, triển khai các văn bản đến giáo viên và các đối tượng có liên quan... 4,00 96,00 0 0 8,00 92,00 0 0 2 Xác định nội dung của công tác quản lý phát triển ngôn ngữ 8,00 92,00 0 0 4,00 96,00 0 0 3 Xây dựng kế hoạch quản lý mục tiêu phát triển ngôn ngữ 8,00 92,00 0 0 4,00 92,00 4 0 4 Kiểm tra để nắm bắt tình hình xây dựng, kế hoạch phát triển ngôn ngữ của giáo viên giảng dạy
4,00 96,00 0 0 8,00 92,00 0 0
Nhìn chung, tất cả các đối tượng khảo sát, bao gồm cán bộ quản lý tại các trường mẫu giáo và cán bộ đang làm việc tại PGD-ĐT huyện Bắc Trà My đánh giá một cách tương đối thống nhất về mức độ thực hiện. Tuy nhiên, kết quả đánh giá từng nội quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi chưa có sự đồng nhất. Cụ thể như sau:
Đối với thực hiện việc rà soát để liên tục cập nhập các văn bản quản lý phát triển ngôn ngữ, phổ biến, triển khai các văn bản này đến với giáo viên và các đối tượng có liên quan một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác được 96 % đối tượng được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện thường xuyên và 4%% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện rất thường xuyên; Có 8% ý kiến đánh giá ở mức tốt và có 92% ý kiến đánh giá ở mức khá, không có ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu.
Việc xác định nội dung của công tác quản lý phát triển ngôn ngữ cũng được 92% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên; 8% rất thường xuyên; 96% đối tượng được khảo sát đánh giá kết quả đạt được loại khá và 4% ý kiến đánh giá ở mức tốt.
Công tác xây dựng kế hoạch quản lý mục tiêu phát triển ngôn ngữ: Có 92% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là thường xuyên; 8% ý kiến đánh giá ở mức rất thường xuyên với kết quả thực hiện có 96% ý kiến đánh giá ở mức khá; 4% ý kiến đánh giá ở
mức tốt và 4% ý kiến đánh giá kết quả đạt được ở mức trung bình.
Hoạt động kiểm tra để nắm bắt tình hình xây dựng, kế hoạch phát triển ngôn ngữ của giáo viên giảng dạy đạt 4% thực hiện rất thường xuyên và 96% ý kiến đánh giá ở mức thường xuyên với kết quả đạt 92 loại khá và 8% ở mức tốt.
Nhìn chung, công tác quản lý mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5- 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My được đánh giá ở mức độ thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, kết quả thực hiện được đánh giá ở mức khá chiếm đa số. Để công tác quản lý hoạt động giáo dục giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi trong thời gian đến đạt kết quả cao. Đòi hỏi hiệu trưởng các trường và cán bộ quản lý phòng giáo dục cần đặc biệt quan tâm đến công tác này. Tăng cường mức độ thực hiện các tiêu chí về quản lý mục tiêu giáo dục. Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch và quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi.