7. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Thực trạng nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữcho trẻ từ 5-6 tuổ
mức độ thường xuyên trở lên. Riêng đối với mục tiêu “Trẻ có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết” có 56% ý kiến của giáo viên đánh giá ở mức thường xuyên, 20% giáo viên đánh giá ở mức không thường xuyên và 24% ý kiến đánh giá của giáo viên là các trường chưa thực hiện mục tiêu này. Kết quả khảo sát đánh giá về kết quả thực hiện các mục tiêu giáo dục phát triển kỷ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi, đa số CBQL và giáo viên đánh giá từ mức khá trở lên trên 70% ý kiến. Riêng đối với mục tiêu “Trẻ có một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết” có 36% ý kiến của cán bộ quản lý và 18,77% ý kiến đánh giá của giáo viên đánh giá đạt ở mức trung bình. Điều này chửng tỏ một số trường chưa quan tâm và triển khai việc thực hiện mục tiêu giúp cho trẻ có kỹ năng đọc và viết. Đây là một trong những trở trở ngại rất lớn cho trẻ khi vào lớp 1.
Qua kết quả trên cho thấy, trong thời gian qua lãnh đạo Phòng Giáo dục và Ðào tạo huyện và Ban giám hiệu các trường mẫu giáo đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành đến toàn thể giáo viên tại các trường mẫu giáo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá công tác này thực hiện chưa đảm bảo tính thường xuyên và dưới 10% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu ở mức trung bình. Nguyên nhân chính là do, một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viên chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động này, Một số giáo viên lớn tuổi và công tác ở các tuyến trường xã, trường thôn các điểm trường vùng sâu vùng xa của huyện chỉ quan tâm đến việc duy trì sĩ số học sinh, chưa quan tâm đến việc thực hiện đồng bộ các mục tiêu của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi. Vì vậy, trong thời gian đến Phòng giáo dục và đào tạo phải chỉ đạo hiệu trưởng các trường quán triệt mục tiêu của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5- 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc thực hiện các mục tiêu của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ đến với toàn thể giáo viên mẫu giáo.
2.3.3. Thực trạng nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu Giáo tuổi tại các trường mẫu Giáo
Nội dung, chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo được Bộ GD&ĐT quy định thống nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nội dung, chương trình giáo dục mầm non được ban hành là chương trình khung, có kế thừa những ưu việt của các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trước đây, được phát triển trên các quan điểm đảm bảo đáp ứng sự đa dạng của các vùng miền, các đối tượng trẻ, hướng đến sự phát triển toàn diện và tạo cơ hội cho trẻ phát triển. Nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Trong những năm qua, CBQL và tập thể giáo viên tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện
Bắc Trà My luôn đặc biệt quan tâm và thực hiện nghiêm túc các nội dung của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Để đánh giá về thực trạng thực hiện các nội dung của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện, tác giả khảo sát 28 cán bộ quản lý (3 lãnh đạo Phòng GD&ĐT; 25 cán bộ quản lý tại các trường mẫu giáo) và 70 giáo viên. Kết quả được thống kê thông qua bảng 2.7 cụ thể như sau:
Bảng 2.7. Đánh giá mức độ và kết quả thực hiện nội dung phát triển ngôn ngũ’ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
STT Nội dung trả lời Đối tượng
Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1 Giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng việt cho trẻ GV 55,71 44,29 0,00 0,00 11,43 85,71 2,86 0,00 CBQL 52,00 48,00 0,00 0,00 12,00 88,00 0,00 0,00 2 Hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ GV 21,43 78,57 0,00 0,00 11,43 88,57 0,00 0,00 CBQL 20,00 80,00 0,00 0,00 12,00 88,00 0,00 0,00 3 Phát triển khả năng nghe và nói mạch lạc GV 27,14 68,57 4,29 0,00 4,29 82,86 12,86 0,00 CBQL 28,00 72,00 0,00 0,00 8,00 72,00 20,00 0,00 4
Phát triển lời nói nghệ thuật cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với truyện, thơ, hò, vè, đồng dao, ca dao…
GV 2,86 61,43 30,00 5,71 0,00 75,71 24,29 0,00
CBQL 4,00 60,00 28,00 8,00 0,00 76,00 24,00 0,00
5
Dạy trẻ các mẫu câu tiếng việt và phát triển năng lực đặt câu hỏi GV 0,00 58,57 24,29 17,14 0,00 65,71 34,29 0,00 CBQL 0,00 60,00 24,00 16,00 0,00 64,00 36,00 0,00 6 Chuẩn bị cho trẻ thực hành đọc, viết GV 0,00 58,57 25,71 15,71 4,29 65,71 30,00 0,00 CBQL 0,00 56,00 28,00 16,00 0,00 64,00 36,00 0,00 Qua điều tra thực tế tại bảng 2.7 cho thấy, nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo hiện nay được các trường tổ chức thực hiện tốt. Theo kết quả điều tra trên cho thấy, có trên 50% ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá các trường tổ chức thực hiện nội dung này ở mức độ thường xuyên trở lên và kết quả thực hiện đạt ở mức khá trở lên. Các trường đã bám sát mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ; giáo viên có kế hoạch giảng dạy theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT. Chương trình giảng dạy đã có sự chú trọng phần tổ chức hoạt động trải nghiệm lồng ghép hình thức vui
chơi để thu hút trẻ hoạt động tích cực đạt kết quả mong đợi. Các trường đã quản lý tốt việc thực hiện nội dung chương trình theo chỉ đạo, trong đó chú trọng đến việc kiểm tra - đánh giá việc thực hiện chương trình của giáo viên, đã có những biện pháp quản lý cụ thể như: Chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện chương trình, xây dựng chuyên đề, tổ chức hoạt động thao giảng, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn. Chương trình tổ chức hoạt động PTNN hiện nay ở các trường MN là phù hợp với thực tiễn và được bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, hỗ trợ giúp trẻ thực hiện những yêu cầu cao hơn, giúp trẻ thể hiện kỹ năng được nhiều hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến cho rằng, nội dung, chương trình phù hợp nhưng tính đồng bộ trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện chưa có sự nhất quán. Mặc dù các trường đã thực hiện rất thường xuyên các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, song kết quả thực hiện các nội dung này được hầu hết CBQL và giáo viên đánh giá kết quả thực hiện ở mức khá. Điều này chứng tỏ chất lượng công tác giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mẫu giáo chưa cao. Có trên 20% ý kiến đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý cho rằng, việc thực hiện giáo dục nội dung “Phát triển lời nói nghệ thuật cho trẻ thông qua việc tiếp xúc với truyện, thơ, hò, vè, đồng dao, ca dao…, nội dung Dạy trẻ các mẫu câu tiếng việt và phát triển năng lực đặt câu hỏi và nội dung chuẩn bị cho trẻ thực hành đọc, viết” được đánh giá ở mức độ thực hiện không thường xuyên. Bên cạnh đó, có trên 24% ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên cho rằng, kết quả thực hiện đối với 3 nội dung nêu trên ở mức độ trung bình. Qua đây cho thấy các trường đã triển khai thực hiện không đồng bộ các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Các trường chỉ tập trung giáo dục các nội dung cơ bản. Đây là nguyên nhân làm cho trẻ phát triển ngôn ngữ không toàn diện. Để thực hiện các nội dung giáo dục hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại các trường mang lại hiệu quả, đòi hỏi các trường tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm soát tốt quá trình thực hiện các nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
2.3.4. Thực trạng phương pháp, hình thức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo