7. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục phát
2.4.3. Thực trạng quản lý phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường Mẫu giáo
- Quản lý về phương pháp hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ
Ngoài việc quản lý tốt về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi, công tác quản lý về phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ em là một trong các nội dung hết sức quan trọng. Việc xác định đúng phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với nội dung tiết học và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để đánh giá nội dung này, tác giả điều tra và thống kê thông qua bảng 2.14.
Bảng 2.14. Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
STT
Quản lý phương pháp giáo dục phát triển ngôn
ngữ
Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1
Kiểm soát việc áp dụng nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm
12 36 52 0 12 32 56 0
2
Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp trực quan - minh họa
10 28 62 0 12 38 50 0
3
Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp dùng lời nói
12 38 50 0 8 36 56 0
4
Kiểm soát việc ứng dụng nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ;
0 36 64 0 16 32 52 0
5
Kiểm soát việc sử dụng nhóm phương pháp nêu gương - đánh giá
0 32 68 0 12 28 60 0
Căn cứ theo kết quả đánh giá của 25 cán bộ quản lý về công tác quản lý phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường được thực hiện thông qua 5 nội dung cơ bản theo đúng quy định hiện nay. Nhìn chung, công tác kiểm tra, kiểm soát việc áp dụng các phương pháp giáo dục của giáo viên chưa được triển khai thực hiện thường xuyên. Theo kết phỏng vấn với lãnh đạo các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện đều cho rằng, Ban giám hiệu nhà trường ít thực hiện viện kiểm soát việc áp dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên, việc này các trường giao cho tổ chuyên môn và giáo viên tự lựa chọn phương pháp giáo dục hợp lý phù hợp với nội dung của bài học và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện dạy học của mỗi trường. Thỉnh thoảng Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các tiết dự giờ để đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp giảng dạy mà giáo viên áp dụng. Chính vì sự kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến đa số các giáo viên sử dụng các phương pháp truyền thống, chưa sử dụng các phương pháp giảng dạy trực quan sinh động. Đồng thời theo kết quả đánh giá về kết quả quản lý các phương pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ được CBQL các trường đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình chiếm tỷ trọng đa số. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi
tại các trường, đòi hỏi Hiệu trưởng các trường cần tăng cường kiểm soát việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên, khuyên khích giáo viên lựa chọn các phương pháp đảm bảo tính trực quan sinh động thông qua hình ảnh và tăng cường hoạt động thực hành trải nghiệm đối với trẻ. Nhằm giúp trẻ tiếp thu nhanh nội dung của bài học.
- Quản lý về hình thức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ
Song song với công tác quản lý phương pháp giáo dục, công tác quản lý các hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi cũng đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo. Để đánh giá công tác quản lý nội dung này, tác giả điều tra 25 CBQL thu được kết quả được thống kê tại bảng 2.15. Cụ thể như sau:
Bảng 2.15. Bảng đánh giá mức độ và kết quả thực hiện công tác quản lý nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
STT Quản lý hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ
Mức độ thực hiện (%) Kết quả thực hiện (%) Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện Tốt Khá Trung bình Yếu 1
Chỉ đạo giáo viên trong việc lựa chọn hình thức tổ chức 20 36 44 0 12 32 56 0 2 Chỉ đạo vận dụng các hình thức giáo dục có chủ đích và theo ý thích của trẻ 8 40 52 0 12 28 60 0 3
Kiểm tra, đánh giá giáo viên trong việc lựa chọn hình thức giáo dục
12 28 60 0 8 36 56 0
Theo kết quả tại bảng 2.15 cho thấy công tác quản lý các hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My trong thời gian qua được các CBQL đánh giá thực hiện ở mức thương xuyên trở xuống. Hoạt động kiểm tra đánh giá giáo viên trong việc lựa chọn hình thức giáo dục và công tác chỉ đạo vận dụng các hình thức giáo dục có chủ đích và theo ý thích của trẻ chưa được triển khai thực hiện thường xuyên với trên 52% ý kiến đánh giá rằng hoạt động này chỉ thỉnh thoảng thực hiện. Bên cạnh đó, cũng theo kết quả điều tra này cho thấy đa số cán bộ quản lý tại các trường đánh giá kết quả hoạt động ở mức trung bình trở xuống chiếm đa số.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, công tác quản lý về phương pháp và hình thức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường chưa được thực hiện nghiêm túc và khoa học. Trong thời gian đến, các CBQL cần có những biện pháp quản lý và khuyến khích việc thay đổi phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với nội
dung, điều kiện cơ sở vật chất và đặc điểm tâm lý của từng nhóm trẻ thì mới tạo ra quả tốt nhất đối với hoạt động GDKNS cho trẻ.
2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo