Chỉ đạo đối mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 97 - 100)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Chỉ đạo đối mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển

3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra là quá trình so sách kết quả thực hiện so với kế hoạch đề ra. Hoạt động kiểm tra giúp người quản lý phát hiện các sai lệch và nguyên nhân của nó, giúp chủ thể quản lý và đối tượng quản lý có liên quan khắc phục những hạn chế, yếu kém. Thực hiện tốt các kế hoạch và các quyết định quản lí về dạy và học đạt được kết quả của mục tiêu giáo dục. Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, đòi hỏi công tác chỉ đạo, phối hợp kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy của từng giáo viên là nhiệm vụ cần phải làm của người cán bộ quản lý trong trường

nhiệm của giáo viên. Khuyến khích động viên, nhắc nhở sai sót của giáo viên để kịp thời sửa chữa trong quá trình thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 -6 tuổi. Nhằm nâng cao chất lượng của quá trình dạy học, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Nội dung biện pháp

Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã phát động phong trào thi đua dạy tốt học tốt. Để cho giáo viên các lớp phải có trách nhiệm cao trong giảng dạy nói chung và hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua nhiều hoạt động như hoạt động kể chuyện hàng ngày, hoạt động hát múa, trò chơi đóng vai theo chủ đề. Từ đó giáo viên biết lựa chọn sử dụng các phương pháp linh hoạt sáng tạo. Chú ý đến vấn đề thủ thuật để gây sự tập trung của trẻ. Kích thích tính sáng tạo, sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển ngày càng tốt hơn, mạch lạc rõ ràng hơn. Để đạt được điều này, người giáo viên mầm non cần phải biết được đặc điểm phát triển tâm sinh lý của từng trẻ. Để lựa chọn phương pháp giáo dục trẻ sao cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao.

Xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra giáo viên và trường học theo chỉ tiêu mà Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục đã đề ra. Thực hiện tốt hướng dẫn sau thanh tra, kiểm tra. Phát huy triệt để hiệu quả công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra đột xuất theo chuyên đề.

Kiện toàn độ ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giáo dục. Thường xuyên bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị của đội ngũ này. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục, thanh tra việc thực hiện kế hoạch, qui chế chuyên môn, qui chế dân chủ ... dưới nhiều hình thức như: Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên thanh tra chuyên đề, thanh tra đột xuất .... Đặc biệt tăng cường thực hiện kế hoạch thanh tra, thanh tra đột xuất để phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trong nhà trường. Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra của các cán bộ quản lý các trường.

- Cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch kiểm tra quản lý giáo viên thực hiện quy chế chuyên môn dạy học, thống nhất trong hội nghị liên tịch, thông qua hội đồng nhà trường vào đầu năm học để lấy sự thống nhất, biểu quyết cao của hội đồng giáo dục và chính thức đưa vào Nghị quyết hội đồng nhà trường để thực hiện.

Xây dựng và hoàn chỉnh các tiêu chí đánh giá giờ dạy, đánh giá nhà trường, các chỉ tiêu thi đua sao cho hợp lý, khoa học, đảm bảo tính dân chủ. Tuyển chọn giáo viên giỏi tham gia mạng lưới thanh tra viên. Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị của cán bộ làm công tác thanh tra.

chuyên môn như:

+ Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra giáo viên đi liền với hoạt động của nhà trường, việc kiểm tra được tiến hành trong suốt thời gian một năm học.

+ Kiểm tra đột xuất: Là kiểm tra giáo viên vào một thời điểm bất kỳ nhằm đánh giá đúng thực trạng hoạt động dạy học của giáo viên đó.

+ Kiểm tra lường trước: Là việc kiểm tra hướng vào việc thực hiện mục tiêu kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi tuổi trong tương lai nhằm ngăn chặn điều chỉnh các lệch lạc có thể có, lường trước các tình huống bất ngờ. + Kiểm tra kết quả công việc: Là loại kiểm tra để điều chỉnh hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi trong những bước tiếp theo.

Trong công tác kiểm tra đánh giá giáo viên, Hiệu trưởng phải uỷ quyền và tăng cường trách nhiệm cho các phó Hiệu trưởng, cho các tổ trưởng chuyên môn. Khi thực hiện kiểm tra phải dựa vào quy chế kế hoạch đã xây dựng từ trước. Kiểm tra việc hiện hiện sử dụng hiệu quả trang thiết bị đồ dùng dạy học giao cho bộ phận quản lý đồ dùng nhà trường theo dõi kiểm tra. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thời khoá biểu giao cho Ban giám hiệu, Công đoàn chấm ngày công, giờ công.

Các bộ phận kiểm tra gửi kết quả kiểm tra của bộ phận mình về Ban giám hiệu vào cuối học kỳ, cuối năm để tổng hợp kết quả lần một vào sơ kết học kỳ I, lần hai vào dịp tổng kết năm học. Ban thi đua nhà trường công bố cụ thể các mức khen thưởng, mức phê bình, các mức khen thưởng này giao cho Hội đồng thi đua khen thưởng xây dựng.

Bên cạnh đó, các trường mẫu giáo cần thực hiện nghiên túc Nghị quyết số 33- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, huyện Bắc Trà My đã và đang tích cực triển khai việc xây dựng môi trường văn hóa, trọng tâm là văn hóa gia đình, tạo nền tảng xây dựng nhân cách con người huyện Bắc Trà My phát triển toàn diện. Trong bối cảnh hội nhập văn hóa ngày càng sâu rộng ngày nay, việc đề cao xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là văn hóa ở cơ sở (bao gồm văn hóa gia đình, văn hóa nhà trường) là một việc làm thật có ý nghĩa trong việc định hướng xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung, con người huyện Bắc Trà My nói riêng. Bởi lẽ, gia đình vẫn là cái nôi đầu tiên, môi trường giáo dục đầu tiên cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung, trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Tuy vậy, giáo dục nhà trường vẫn đóng vai trò quan trọng; còn xã hội chính là trường học lớn để con người rèn luyện và trưởng thành. Để xây dựng nhân cách con người huyện Bắc Trà My phát triển toàn diện, cần xây dựng môi trường văn hóa từ trong gia đình, trong nhà trường và toàn xã hội; đặc biệt phải thực hiện chặt chẽ việc phối hợp ba môi trường để cùng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Ban kiểm tra thi đua phải có năng lực về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, công bằng và trách nhiệm, kiểm tra là góp phần hoàn thành nhiệm vụ,

không tạo nên không khí quá cãng thẳng, tránh làm sai nguyên tắc.

Đoàn kiểm tra phải phân tích, khi kiểm tra phải rút ra ưu khuyết điểm một cách đúng đắn. Ban kiểm tra, phải xây dựng được các tiêu trí rõ ràng, minh bạch của việc đánh giá giáo viên trong thời gian một năm học, trên cơ sở các tổ chuyên môn tham gia đóng góp ý kiến bàn bạc và được thông qua hội nghị cán bộ - giáo viên - công nhân viên đầu năm.

Hiệu trưởng có thái độ kiên quyết phê bình những đồng chí giáo viên không thực hiện tốt các quy chế chuyên môn hoặc cố ý làm sai hoặc không chịu sửa chữa. Hiệu trưởng có thái độ động viên đề nghị cấp trên khen thưởng những đồng chí giáo viên thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, khắc phục và sửa chữa tốt khuyết điểm.

Xây dựng Bộ công cụ đánh giá hoạt chăm sóc và giáo dục trẻ tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)