7. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Sau khi thực hiện việc trưng cầu ý kiến đánh giá. Tổng số phiếu phát ra là 90 phiếu: gồm 20 phiếu dành cho cán bộ quản lý và 70 phiếu dành cho các giáo viên đang công tác tại các trường mẫu giáo ở huyện Bắc Trà My. Sau khi thu về và làm sạch phiếu, có 75 phiếu hợp lệ đưa vào phân tích đánh giá. Kết quả được thống kê như sau:
- Ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp của luận văn
Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất cho luận văn
Các biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Xtb Xếp hạng Rất cấp thiết Cấp thiết Bình thường Không cấp thiết Rất không cấp thiết 5 4 3 2 1
BP1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
94,66 3,22 2,12 0 0 4,93 1
BP2: Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho CBQL và giáo viên.
91,14 5,63 3,23 0 0 4,86 4
BP3: Chỉ đạo đổi mới phương
Các biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Xtb Xếp hạng Rất cấp thiết Cấp thiết Bình thường Không cấp thiết Rất không cấp thiết 5 4 3 2 1
giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi.
BP4: Tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
84,51 9,86 5,63 0 0 4,79 6
BP5: Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
87,32 7,05 5,63 0 0 4,82 5
BP6: Chỉ đạo đối mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi
91,54 5,21 3,25 0 0 4,87 3
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau khi được tính điểm trung bình Xtb, cho thấy: trên 84% ý kiến đánh giá cho rằng, 6 nhóm biện pháp quản lý hoạt động GDKNS cho trẻ từ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam mà luận văn đề xuất. Theo kết quả điều tra, thứ tự tính cấp thiết của các biện pháp được xếp theo thứ tự tính cấp thiết của các biện pháp lần lượt là:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.;
Thứ hai, tổ chức đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi.;
Thứ ba là: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi;
Thứ tư, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho CBQL và giáo viên.;
triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
Thứ sáu, tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi..
- Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất của luận văn
Bảng 3.2. Bảng thống kê đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất của luận văn Các biện pháp đề xuất Tính khả thi Xtb Xếp hạng Rất khả thi Khả thi Bình thường K. khả thi Rất không khả thi 5 4 3 2 1
BP1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
95,18 3,12 1,7 0 0 4,93 1 BP2: Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản
lý và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho CBQL và giáo viên.
90,73 5,04 4,23 0 0 4,85 3
BP3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi.
91,55 5,23 3,22 0 0 4,87 2 BP4: Tăng cường cải thiện các điều kiện về
cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
74,87 16,9 4,23 0 0 4,75 5 BP5: Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp
với cha mẹ trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
76,06 16,9 7,04 0 0 4,69 6 BP6: Chỉ đạo đối mới công tác kiểm tra,
đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
81,69 12,6
8 5,63 0 0 4,76 4 Theo kết quả phản ảnh tại bảng 3.2 cho thấy, có trên 78% các ý kiến đánh giá cho rằng, các biện pháp đề xuất trong luận văn có tính khả thi cao. Căn cứ vào điểm trung bình của kết quả đánh giá, thứ tự tính khả thi của các biện pháp được sắp xếp theo thứ tự như sau:
Một là: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
Hai là: Tổ chức đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi.
Ba là: Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho CBQL và giáo viên.
Bốn là: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
Năm là: Tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
Sáu là: Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
Để đánh giá mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận văn. Tác giả sử dụng phương pháp hệ số tương quan thứ bậc Spearman: Cụ thể như sau:
Bảng 3.3. Tổng hợp đánh giá về tính cấp thiết các biện pháp đề xuất của đề tài
Các biện pháp đề xuất Tính cấp thiết Tính khả thi D (X-Y) Xtb Xếp hạng (X) Y tb Xếp hạng Y BP1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý,
giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
4,93 1,00 4,93 1 0,00 BP2: Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và
giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho CBQL và giáo viên.
4,86 4,00 4,85 3 1,00 BP3: Tăng cường đổi mới phương pháp, hình thức
tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi.
4,9 2,00 4,87 2 0,00 BP4: Tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ
sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
4,79 6,00 4,75 5 1,00 BP5: Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phối
kết hợp với các lực lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
4,82 5,00 4,69 6 -1,00 BP6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá
hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Hệ số tương quan R = = 1- R = 0.99
Với hệ số tương quan R = 0,99 cho phép kết luận rằng, có sự tương quan giữa mức độ cầp thiết và tính khả thi của 06 biện pháp đề xuất trong luận văn.
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My có tính cấp thiết và tính khả thi rất cao. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My trong thời gian đến.
Tiểu kết chương 3
Căn cứ vào những vấn đề tồn tại, hạn chế về thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Bắc Trà My. Trong chương 3, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo ở huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có một vai trò riêng, song chúng có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý giáo dục thực hiện tốt chức năng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại trường mình. Trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải vận dụng phối hợp đồng bộ, sáng tạo các biện pháp đã nêu tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường sẽ đạt hiệu quả tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường mầm non hiện nay.
02 + 12 +02 +12 +(-1)2 +(-12 )+(-12) 75x(752 -1)
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Quản lý giáo dục mẫu giáo nói chung, đặc biệt là quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong nền giáo dục Việt Nam. Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo trên địa bàn huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam là hoạt động cần thiết, có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt quá tình kiểm soát, điều tiết mọi hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ của giáo viên và cán bộ quản lý nhằm đảm bảo hoạt động này được triển khai đúng, đầy đủ, khoa học, đạt chất lượng cao nhất.
Hiện nay, công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Bắc Trà My có mức độ thực hiện thường xuyên và kết quả đạt được ở mức khá. Mặc dù còn tồn tại một số hạn chế nhất định nhưng đây là kết quả đáng mừng đối với một huyện đang trong quá trình xây dựng và phát triển.
Thực trạng quản lý công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ cũng được chúng tôi khảo sát và nghiên cứu tương đối đầy đủ và toàn diện từ: quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý phương pháp và hình thức, quản lý các điều kiện phát triển ngôn ngữ, quản lý công tác kiểm tra, đánh giá phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Mặc dù mức độ thực hiện và kết quả đạt được giữa các nội dung nêu trên là chưa thực sự đồng đều, mỗi nội dung đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng nhưng nhìn chung mức độ thực hiện của công tác quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo ở mức thường xuyên và kết quả đạt loại khá.
Đặc biệt, tác giả đã xây dựng được các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam như sau:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
- Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho CBQL và giáo viên.
- Tổ chức đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi.
- Tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi.
- Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi
- Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
1.1. Về lý luận
về quản lý, các chức năng của quản lý và quản lý giáo dục; chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non, nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp...
1.2. Về thực tiễn
- Đề tài đã xây dựng các biện pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong tình hình mới, đề ra các biện pháp thực hiện cụ thể, thiết thực. Ý nghĩa thực tiễn của các biện pháp xuất phát từ việc xác định cụ thể những mâu thuẫn nổi bật và từ vấn đề khá bức xúc: vấn đề chất lượng và hiệu quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Qua kết quả trưng cầu ý kiến các chuyên gia, những biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong Luận văn đều được cho rằng mang tính cấp thiết. 100% các ý kiến được hỏi đều cho rằng các biện pháp đề xuất đều hợp lý, cấp thiết và có tính khả thi cao.
- Đề tài này tập trung vào nghiên cứu thực trạng việc quản lí và tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ làm căn cứ thực tiễn để đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam trong thời điểm hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non. Tác giả đã nhìn thẳng vào hạn chế, khuyết điểm để đề ra các biện pháp cụ thể thiết thực. Chúng tôi tin tưởng rằng bằng nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, được sự quan tâm của Sở giáo dục, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhân huyện và đảng bộ các xã, nhân dân các địa phương, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My sẽ tiếp tục có những chuyển biến tích cực, từng bước nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ nói riêng và chất lượng giáo dục mầm non nói chung, đưa giáo dục mầm non Bắc Trà My ngày càng phát triển vững chắc.
- Công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi huyện Bắc Trà My đã đạt được những kết quả bước đầu, đã góp phần chuẩn bị cho trẻ 5-6 tuổi những kiến thức, kỹ năng cơ bản để trẻ có thể học đọc, học viết ở lớp 1, là cơ sở, phương tiện để trẻ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức ở các lĩnh vực khác nhau giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành nhân cách, song trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Để tiếp tục duy trì các kết quả đó và không ngừng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thì việc đưa ra các biện pháp mới hơn, hiệu quả hơn là một việc làm vô cùng quan trọng.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam
Cần tham mưu tốt với UBND tỉnh, phối hợp với các Sở để tăng chỉ tiêu biên