Tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 93 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Tăng cường cải thiện các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị hỗ trợ

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại, giúp cho giáo viên chủ động sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục mang tính trực quan, sinh động. Gây hứng thú cho giờ hoạt động, giúp trẻ tiếp thu kiến thức và phát triển ngôn ngữ được tốt hơn. Đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết, kịp thời cho việc tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Nội dung biện pháp

Trang thiết bị đồ dùng giáo dục là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển quá trình nhận thức của trẻ mầm non và đối với trẻ, đó là phương tiện để trẻ tiến hành hoạt động nhận thức của mình.

Sử dụng trang thiết bị không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học, để trẻ có cơ hội trải nghiệm, thực hành.... Trang thiết bị dạy học không chỉ minh họa, còn là nguồn trí thức, là một cách chứng minh bằng quy nạp. Chú trọng sử dụng trang thiết bị dạy học nhằm phát triển năng lực sử dụng, đa phương tiện cho học sinh thực hành và trải nghiệm, gợi mở để trẻ mở rộng vốn từ.

Phải đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống và có chất lượng cao của trang thiết bị đồ dùng dạy học, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của trẻ trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến thức, thông qua hoạt động thực hành, làm thí nghiệm trong quá trình học tập, giúp học sinh tự làm thí nghiệm và thảo luận đưa ra kết luận.

Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi, giúp giáo viên thực hiện mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo. Vậy đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học làm tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, đồ chơi ngoài trời, vườn cổ tích, phòng chức năng, phòng âm nhạc, máy tính nối mạng internet, thiết bị giảng dạy hiện đại).

Cách thức thực hiện

Hiệu trưởng nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh, về vai trò tầm quan trọng của CSVC và trang thiết bị

giáo dục, trong yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh phải có ý thức quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng. Bởi vì sử dụng đồ dùng dạy học là trách nhiệm của người dạy và là nhu cầu của người học, việc bảo quản và sử dụng là trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hiệu trưởng nhà trường lên kế hoạch tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm mới trang thiết bị, xây dựng thêm các phòng chức năng phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi. Huy động giáo viên tự làm thêm đồ dùng phụ vụ cho hoạt động học tập phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Hiệu trưởng tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm thêm từ nhiều nguồn (quỹ trích từ xã hội hoá giáo dục, ngân sách Nhà nước, ngân sách ngành giáo dục, nguồn huy động đóng góp từ hội cha mẹ học sinh ... (PH phối hợp với nhà trường làm đồ dùng đồ chơi hay nộp phế liệu cho cô giáo làm đồ dùng dạy học, đóng góp tài liệu, tranh ảnh, để xây dựng góc thư viện hình ảnh trong lớp học). Huy động nguồn vốn từ sự tham gia, đóng góp của các nhà doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, cá nhân đóng trên địa bàn huyện để sửa chữa, mua sắm thêm CSVC, đồ dùng dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi). Khi mua sắm chú ý kiểm tra xem trang thiết bị đồ dùng dạy học có đạt yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, có thiết thực phù hợp không.

Hiệu trưởng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5- 6 tuổi, phát huy tối đa sự tò mò, kích thích sự ham hiểu biết của trẻ. Hiệu trưởng sử dụng các nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin cho nhà trường. Bồi dưỡng giáo viên về công nghệ thông tin để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-5 tuổi.

Hiệu trưởng yêu cầu toàn thể giáo viên làm tốt các khâu quản lý trang thiết bị đồ dùng dạy học, có sổ sách thống kê hàng năm, có sổ sách cho mượn và thu về hàng ngày. Đánh giá được tiến bộ thực hiện trang thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức dạy và học. Trên cơ sở đó có kế hoạch loại bỏ đồ dùng hỏng, mua thêm đồ dùng mới, tu bổ, bảo dưỡng để phục vụ thường xuyên và lâu dài.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng các nhà trường có kế hoạch xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục ngay từ đầu năm học và phải được sự đồng thuận từ hội đồng nhà trường, Hội cha mẹ học sinh và chính quyền địa phương. Hàng năm dành một phần kinh phí cho việc sửa chữa, mua sắm mới trang thiết bị dạy học.

Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục từ việc vận động, thỏa thuận và có sự thống nhất cao của cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức, cá nhân sẵn lòng hỗ trợ cho nhà trường cả về cật chất và tinh thần trong quá trình giáo dục trẻ.

các thiết bị dạy học phù hợp với điều kiện của nhà trường của mỗi giáo viên.

3.2.5. Chỉ đạo giáo viên tích cực phối hợp với cha mẹ trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)