Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 77 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cũng tồn tại những hạn chế sau:

- Nhận thức của một số giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi còn chưa thực sự đúng và đầy đủ. Nhiều người vẫn cho rằng: ở lứa tuổi này đến trường mẫu giáo chủ yếu là để được các cô chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ và tập thêm hát, múa để cha mẹ yên tâm đi làm.

- Hoạt động phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội tuy đã có tác động tốt đến quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi nhưng chưa được tổ chức thường xuyên, nội dung chưa thiết thực với cộng đồng. Vai trò, trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ trong việc chăm sóc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trong một bộ phận phụ huynh chưa cao. Ở một số nhà trường, cán bộ quản lý và giáo viên chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Ở một số địa bàn, sự phối hợp của cộng đồng trong việc chăm sóc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi chưa thực sự phát huy có hiệu quả.

- Chất lượng đội ngũ GV không đồng đều, còn một bộ phận giáo viên chưa chủ động, tích cực tham gia các khóa học tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn. Chưa đáp ứng yêu cầu về công tác đối mới trong hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Các giáo viên chưa linh hoạt và chủ động trong việc lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục nào phù hợp nhất để phát huy kết quả cao nhất đối với từng giờ học, bài học, nội dung cụ thể, chưa biết kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Các nội dung giáo dục còn được thực hiện một cách cứng nhắc theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi còn thiếu cụ thể, thiếu sâu sát. Việc kiểm tra đôn đốc, động viên, nhắc nhở giáo viên thực hiện thiếu thường xuyên. Thiếu các biện pháp kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục của giáo viên. Hoạt động thi đua - khen thưởng, khuyến khích vật chất và tinh thần cũng chưa được chú trọng, không tạo được động lực mạnh cho giáo viên tự giác thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

xuyên. Thiếu các biện pháp kiểm tra việc tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giáo dục của giáo viên. Hoạt động thi đua - khen thưởng, khuyến khích vật chất và tinh thần cũng chưa được chú trọng, không tạo được động lực mạnh cho giáo viên tự giác thực hiện nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Một phần của tài liệu ĐẠI học đà NẴNG (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)